Tài khoản 641 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) được áp dụng trong tổ chức tài chính vi mô như thế nào? – Kim Nghĩa (Bình Phước).
>> Tài khoản 711 (doanh thu từ hoạt động dịch vụ)
>> Tài khoản 601 (vốn đầu tư của chủ sở hữu)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 641 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Tài khoản 641 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) dùng để phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái của tổ chức tài chính vi mô. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:
- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ.
- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
Đối với các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ: Tổ chức tài chính vi mô phải quy đổi giá trị ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành đối với tổ chức tín dụng.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 641 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, tổ chức tài chính vi mô tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo quy định của pháp luật hiện hành đối với tổ chức tín dụng.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Tổ chức tài chính vi mô không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục có gốc ngoại tệ.
Tổ chức tài chính vi mô đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản:
- Tiền mặt.
- Tiền gửi Ngân hàng.
- Các khoản phải thu.
- Các khoản phải trả.
Tại khoản 2 Điều 46 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 (chênh lệch tỷ giá hối đoái) áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Bên Nợ:
+ Lỗ tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ.
+ Kết chuyển lãi tỷ giá vào tài khoản doanh thu hoạt động khác.
- Bên Có:
+ Lãi tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục có gốc ngoại tệ.
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá vào tài khoản chi phí hoạt động khác.
- Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 18/2018/TT-BTC quy định nguyên tắc ghi nhận doanh thu của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Điều 6. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu - Thông tư 18/2018/TT-BTC 1. Việc xác định doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. 2. Đối với thu nhập lãi và các Khoản thu nhập tương tự: a) Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng: Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm đánh giá khả năng thu hồi nợ và thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật về ngân hàng để làm căn cứ hạch toán lãi phải thu và thực hiện hạch toán như sau: - Tổ chức tài chính vi mô hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các Khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Số lãi phải thu của các Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các Khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, tổ chức tài chính vi mô theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập. b) Thu lãi tiền gửi: là số lãi phải thu từ tiền gửi trong kỳ. 3. Thu từ nhận tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính vi mô để thực hiện các Chương trình phát triển, các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô: là số tiền thực tế thu được tại thời điểm nhận tài trợ. 4. Đối với các Khoản thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ và vàng, tổ chức tài chính vi mô thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật có liên quan. 5. Đối với doanh thu từ các hoạt động còn lại: doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền. 6. Đối với các Khoản doanh thu phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tài chính vi mô hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập. |