Các cấp kỹ thuật của đường bộ từ ngày 01/01/2025 được quy định chi tiết tại Luật Đường bộ 2024.
>> Hình phạt đối với hành vi đăng tải thông tin vi phạm về giá và thẩm định giá từ ngày 12/07/2024
>> Quy định về quỹ đất và đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ từ ngày 01/01/2025
Ngày 27/06/2024, Quốc hội đã ban hành Luật Đường bộ 2024 thay thế cho Luật Giao thông đường bộ 2008 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.
Căn cứ Điều 10 Luật Đường bộ 2024, quy định về các cấp kỹ thuật của đường bộ như sau:
(i) Cấp kỹ thuật của đường bộ phải được xác định trong dự án đầu tư xây dựng đường bộ. Việc thiết kế, thi công xây dựng đường bộ phải thực hiện đúng quy định về cấp kỹ thuật tuyến đường trong dự án đầu tư xây dựng đường bộ được duyệt; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về cấp kỹ thuật của đường bộ.
(ii) Cấp kỹ thuật của đường bộ được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế của đường bộ, bao gồm:
- Đường cao tốc.
- Đường cấp I, II, III, IV, V, VI.
- Đường đô thị.
- Đường cấp A, B, C, D, đường khác.
(iii) Cấp kỹ thuật của đường bộ đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III, IV, V, VI, đường cấp A, B, C, D và đường khác thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố.
(iv) Cấp kỹ thuật của đường bộ đối với đường đô thị thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về các cấp kỹ thuật của đường bộ từ ngày 01/01/2025 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Luật Đường bộ 2024, đường bộ được phân theo cấp quản lý như sau:
(i) Đường bộ theo cấp quản lý bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị, đường chuyên dùng và được xác định như sau:
- Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng, khu vực.
- Đường tỉnh là đường nằm trong địa bàn một tỉnh nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) và điểm dân cư nông thôn hoặc đường nối với xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Đường thôn là đường trong khu vực thôn, đường trục nối thôn với khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh khác trên địa bàn thôn.
- Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị, bao gồm: đường cao tốc đô thị, đường phố, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị.
- Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ giao thông cho một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân và đường nội bộ.
(ii) Đường địa phương bao gồm: đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn.
(iii) Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý quốc lộ, trừ quốc lộ quy định tại điểm (iv) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý các loại đường sau đây:
- Quản lý đường tỉnh, quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt; quốc lộ khi được phân cấp; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến tránh thay thế phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ không còn trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, trừ trường hợp quốc lộ có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm quốc phòng, an ninh; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ được Thủ tướng Chính phủ giao trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, khả năng bố trí nguồn lực của địa phương; tuyến, đoạn tuyến quốc lộ đã được điều chuyển tài sản về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Quy định việc quản lý đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn.
- Quản lý đường gom, đường bên tách khỏi quốc lộ.
(v) Người quản lý, sử dụng đường bộ đối với đường chuyên dùng có trách nhiệm quản lý đường chuyên dùng theo quy định của Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]