Hoạt động M&A thường được thực hiện thông qua các giao dịch trên thị trường. Vậy có mấy loại giao dịch M&A và đặc trưng của từng loại giao dịch như thế nào? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung sau:
>> Hướng dẫn thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2022
>> Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động doanh nghiệp
Thông thường, có thể phân loại giao dịch M&A thành 03 loại chính là:
(i) Mua cổ phần (share acquisition);
(ii) Mua tài sản (business acquisition); và
(iii) Sáp nhập/hợp nhất (Mergers).
Tuy nhiên, về mặt bản chất thì sáp nhập/hợp nhất có nhiều điểm tương đồng với giao dịch mua cổ phần (cổ đông của công ty bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất thường trở thành cổ đông của bên nhận sáp nhập hoặc nhận hợp nhất; Công ty nhận sáp nhập hoặc nhận hợp nhất kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập hoặc bị hợp nhất; và thường không có việc lựa chọn tài sản khi tiến hành sáp nhập/hợp nhất). Bên cạnh đó, việc mua cổ phần cũng là một bước đệm để hai hay nhiều công ty được sáp nhập, hợp nhất với nhau do đã cùng chủ sở hữu. Do đó, bài viết chỉ tập trung giới thiệu cơ bản về hai loại giao dịch chính là mua cổ phần và mua tài sản.
Mua cổ phần là việc bên mua sẽ mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong một công ty đã được thành lập và đang tồn tại (gọi là “công ty mục tiêu”) nhằm trở thành chủ sở hữu duy nhất, cổ đông hoặc thành viên của công ty mục tiêu và từ đó có quyền điều hành công ty mục tiêu và gián tiếp sở hữu tài sản mà công ty mục tiêu có.
Theo Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần được mua bán có thể là:
- Cổ phần bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
- Cổ phần bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ ở công ty;
- Cổ phần bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh; trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác;
- Trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty hoặc nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Như vậy, cổ phần được mua bán có thể bao gồm cổ phần hiện hữu sẽ được bán từ cổ đông này sang cổ đông khác hoặc là cổ phần mới do công ty mục tiêu phát hành.
Lưu ý:
- Số lượng cổ phần mà bên mua mua được tỷ lệ thuận với quyền điều hành công ty và quyền sở hữu gián tiếp tài sản của công ty mục tiêu.
Xem thêm bài viết: Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quyết định hoạt động doanh nghiệp
- Cổ phần mua được sẽ trở thành tài sản của bên mua và bên mua có quyền định đoạt (bán, thế chấp, để thừa kế...) cổ phần đó theo quy định của pháp luật, điều lệ và thỏa thuận riêng biệt giữa bên mua và những cổ đông khác của công ty.
Mua tài sản là việc bên mua có được quyền sở hữu đối với tài sản mà bên bán (công ty mục tiêu) đem ra bán. Trong các giao dịch M&A tài sản được mua bán thường phục vụ chung cho hoạt động kinh doanh cụ thể. Do đó, mục đích mà bên mua hướng đến thường là một hoặc một vài hoạt động kinh doanh cụ thể chứ không phải đơn thuần là các tài sản riêng lẻ. Sau khi mua tài sản, bên mua trở thành chủ sở hữu trực tiếp của tài sản và tiếp tục vận hành hoạt động kinh doanh theo cách của mình.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, trong các giao dịch M&A tài sản được mua bán có thể là tài sản hữu hình (cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc,...) hoặc vô hình (bao gồm thương hiệu, uy tín, nhân sự, nguồn hàng,...)
Tùy theo mục đích của bên mua mà có thể lựa chọn phương thức giao dịch mua cổ phần hoặc mua tài sản cho phù hợp. Quý độc giả có thể tham khảo bảng dưới đây:
Đặc điểm |
Mua cổ phần |
Mua tài sản |
Mục đích thương mại |
Bên bán muốn tìm đối tác, sẵn sàng chia sẻ quyền điều hành công ty mục tiêu nhằm tận dụng vốn hoặc năng lực của bên mua để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu. |
Bên mua chỉ quan tâm đến một hoặc một vài hoạt động kinh doanh, tài sản, dự án, mua cổ phần trong công ty mục tiêu. |
Tài sản giao dịch |
Bên mua phải mua toàn bộ những gì công ty mục tiêu đang có, dù là xấu tốt, cần thiết hay không cần thiết. Phù hợp với công ty mục tiêu muốn ngừng kinh doanh, hoặc tìm đối tác, chia sẻ quyền điều hành. |
Bên mua có thể lựa chọn những tài sản mà mình muốn mua, loại bỏ những tài sản không cần thiết. Phù hợp với công ty mục tiêu chưa chắc muốn bán toàn bộ sản nghiệp của mình hoặc bên mua không có nhu cầu hoặc không đủ tiền mua. |
Tính pháp lý |
- Cổ đông của công ty có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật. - Bên mua sẽ gián tiếp sở hữu tất cả tài sản của công ty mục tiêu và tất cả các giấy phép, chấp thuận của chính quyền mà công ty mục tiêu đang có để tiến hành hoạt động kinh doanh hiện tại sẽ tiếp tục có hiệu lực. - Bên mua phải kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm từ công ty mục tiêu tương đương với số lượng cổ phần sở hữu (rủi ro cao). |
- Bị hạn chế đối với một số loại tài sản (ví dụ: NĐT nước ngoài bị hạn chế mua đất tại Việt Nam…) - Phải thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép, sang tên,... - Bên mua không phải thừa kế nghĩa vụ, trách nhiệm từ công ty mục tiêu (ít rủi ro). |
Thuế |
Nếu giao dịch mua cổ phần được thực hiện dưới hình thức phát hành cổ phần mới, bên mua lẫn bên bán (công ty mục tiêu) có thể không phải đóng thuế. |
Khi bán tài sản doanh nghiệp, bên bán sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. |
Sự chấp thuận từ bên thứ ba |
Phải được sự chấp thuận từ các cổ đông còn lại, theo điều lệ hoặc theo thỏa thuận cổ đông và/hoặc chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong một số trường hợp đối với NĐT nước ngoài) |
Phải được sự chấp thuận từ nhiều bên khác, ví dụ chính quyền (đối với trường hợp mua tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận), người lao động (trong trường hợp mua lại NLĐ), sửa đổi các giấy phép liên quan. |
Thời gian hoàn thành giao dịch |
Cần nhiều thời gian để soát xét pháp lý, nhưng ít các thủ tục. |
Không cần phải soát xét pháp lý, nhưng phải thực hiện các thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản. |
Bảng tổng hợp đặc điểm của từng phương thức giao dịch M&A
Lưu ý: Trong một số trường hợp, bên mua có thể kết hợp cả 02 phương thức nêu trên để tận dụng tối đa ưu điểm của từng phương thức giao dịch.
Trên đây là quy định về Phân loại giao dịch M&A. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: