Bên cạnh các trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, người lao động còn có quyền nghỉ không hưởng lương. Sau đây, mời Quý thành viên cùng tìm hiểu các vấn đề mà người lao động cần lưu ý khi thực hiện quyền này.
>> Phân biệt Mức lương cơ sở và Mức lương tối thiểu vùng 2022
>> Quy định về đơn phương chấm dứt hợp HĐLĐ của NLĐ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Bộ luật lao động 2019 thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;
- Anh, chị, em ruột chết;
- Cha hoặc mẹ kết hôn;
- Anh, chị, em ruột kết hôn.
Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 115 thì người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do khác nếu người sử dụng lao động đồng ý. Điều này đồng nghĩa với việc, Người lao động sẽ không bị giới hạn số ngày nghỉ không hưởng lương trong năm, miễn có thỏa thuận với người sử dụng lao động và được Người sử dụng lao động chấp thuận.
2. Có phải đóng bảo hiểm trong thời gian nghỉ không hưởng lương?
Hiện nay, việc trích nộp bảo hiểm được thực hiện theo tháng và căn cứ trên tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 4 Điều 42 của Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Theo đó, thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, nếu người lao động nghỉ không hưởng lương mà dẫn đến việc người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả doanh nghiệp lẫn người lao động đều không cần phải đóng bảo hiểm của tháng đó và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục báo giảm lao động.
Ngược lại, nếu tính cả thời gian nghỉ không hưởng lương mà người lao động không làm việc, không hưởng lương dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì vẫn phải tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp không cần thực hiện thêm thủ tục nào khác.
Trong trường hợp người thân trong gia đình chết hoặc kết hôn mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.
Theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Trên đây là Những điều cần biết khi nghỉ không hưởng lương. Nếu còn thắc mắc khác, Quý thành viên vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý:
Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017