Người lao động khi ký hợp đồng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định. Vậy, như thế nào là đơn phương cấm dứt hợp đồng đúng luật và quyền lợi của người lao động sẽ như thế nào khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
>> Làm việc ngày Tết Âm lịch 2022: NLĐ được trả lương thế nào?
>> 06 chính sách đối với lao động nữ mà doanh nghiệp cần biết
Ảnh minh họa
1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước trong một khoảng thời gian theo quy định:
Căn cứ Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;
- Nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
- Nếu làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
- Nếu NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải báo trước ít nhất 120 ngày;
+Nếu làm việc theo HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất bằng một phần tư (1/4) thời hạn của HĐLĐ.
Trong đó, các ngành, nghề, công việc đặc thù ở đây bao gồm:
+ Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay;
+ Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
07 trường hợp được nghỉ việc luôn không cần báo trước
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay mà không cần phải báo trước:
Theo khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu NLĐ đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên.
- Được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 49 Luật việc làm 2013, NLĐ đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên và trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn và không xác đinh thời hạn hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03- dưới 12 tháng.
(2) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.
(3) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN trừ trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, NSDLĐ phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu đã giữ.
Ngoài ra, có thể yêu cầu NSDLĐ cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc. Chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ trả.
Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi mỗi bên.
Nghĩa là NSDLĐ nếu vẫn còn nợ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NLĐ thì NSDLĐ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ.
* Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật:
Tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019, người lao động sẽ phải bồi thường các khoản sau:
Ngoài ra,trường hợp này, người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.
Trên đây là Quy định về đơn phương chấm dứt hợp HĐLĐ của NLĐ. Nếu còn thắc mắc khác, Quý thành viên vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: