Về việc xét duyệt trúng thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất từ ngày 16/09/2024 phải được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Nghị định 115/2024/NĐ-CP.
>> Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất
Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất được ban hành ngày 16/09/2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Theo đó, nguyên tắc xét duyệt trúng thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất được quy định chi tiết tại Điều 50 Nghị định 115/2024/NĐ-CP bao gồm những nội dung sau đây:
Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(i) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ.
(ii) Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
(iii) Đáp ứng yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh.
(iv) Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất (đối với trường hợp áp dụng tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả sử dụng đất).
(v) Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương (đối với trường hợp áp dụng tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương).
(vi) Có điểm tổng hợp về năng lực, kinh nghiệm, phương án đầu tư kinh doanh và hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương cao nhât.
Lưu ý, đối với nhà đầu tư không được lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu lý do nhà đầu tư không trúng thầu.
(iii) Việc sửa đổi, hủy E-TBMQT chỉ được thực hiện trước thời điểm đóng thầu, trừ trường hợp không có nhà đầu tư nào nộp E-HSDT.
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 [cập nhật ngày 08/05/2024] |
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP |
Mẫu Bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP |
Nguyên tắc xét duyệt trúng thầu dự án đầu tư có sử dụng đất (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quý khách hàng xem thêm chi tiết [TẠI ĐÂY].
Căn cứ Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 gồm có các hình thức lựa chọn nhà thầu sau đây:
(i) Đấu thầu rộng rãi.
(ii) Đấu thầu hạn chế.
(iii) Chỉ định thầu.
(iv) Chào hàng cạnh tranh.
(v) Mua sắm trực tiếp.
(vi) Tự thực hiện.
(vii) Tham gia thực hiện của cộng đồng.
(viii) Đàm phán giá.
(ix) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Lưu ý: Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại Mục này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
Điều 46. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư - Luật Đấu thầu 2023 1. Quy trình lựa chọn nhà đầu tư bao gồm các bước sau đây: a) Công bố dự án đầu tư kinh doanh; b) Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu; c) Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư gồm: mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút, thay thế hồ sơ dự thầu; d) Đánh giá hồ sơ dự thầu gồm: mở thầu; kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu; đ) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; giải thích lý do nhà đầu tư không trúng thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư (nếu có); e) Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng. 2. Trường hợp pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực quy định phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm, ngoài các bước quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ mời quan tâm, thông báo mời quan tâm, tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và phê duyệt kết quả mời quan tâm trước khi thực hiện bước chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |