Tại phiên họp thứ 2 ngày 12/4/2022, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 01/7/2022 trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Vậy nếu đề xuất được thông qua thì chi phí doanh nghiệp có tăng không? Mời quý thành viên cùng tham khảo nội dung dưới đây:
>> Mức lương tối thiểu vùng thay đổi thế nào nếu tăng 6% từ ngày 01/7/2022?
>> NLĐ sử dụng bằng cấp giả để được nhận vào làm việc có bị phạt tù không?
Theo Điều 2 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng bao gồm:
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; và
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Xem thêm bài viết: Mức lương tối thiểu vùng thay đổi thế nào nếu tăng 6% từ ngày 01/7/2022?
2.1. Chi phí trả lương
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; và
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng tăng lên kéo theo chi phí trả lương cho NLĐ của doanh nghiệp cũng tăng thêm.
- Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng ít lao động thì việc tăng lương tối thiểu vùng không có tác động lớn đến doanh nghiệp;
- Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động thì việc tăng mức lương tối thiểu vùng có tác động rất lớn đến chi phí của doanh nghiệp, mức lương tăng thêm phải trả cho NLĐ là một con số đáng kể.
2.2. Tiền đóng bảo hiểm
Theo Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở mức lương tháng của NLĐ. Trong đó bao gồm mức đóng vào các quỹ ốm đau – thai sản; quỹ hưu trí, tử tuất; và quỹ TNLĐ – BNN như sau:
Người sử dụng lao động |
Người lao động Việt Nam |
||||||||
BHXH |
BHTN |
BHYT |
BHXH |
BHTN |
BHYT |
||||
HT |
ÔĐ-TS |
TNLĐ-BNN |
HT |
ÔĐ-TS |
TNLĐ-BNN |
||||
14% |
3% |
0% |
0% |
3% |
8% |
- |
- |
1% |
1.5% |
20% |
10.5% |
||||||||
Tổng cộng: 30.5% |
|||||||||
Người sử dụng lao động |
Người lao động nước ngoài |
||||||||
BHXH |
BHTN |
BHYT |
BHXH |
BHTN |
BHYT |
||||
HT |
ÔĐ-TS |
TNLĐ-BNN |
HT |
ÔĐ-TS |
TNLĐ-BNN |
||||
14% |
3% |
0% |
- |
3% |
8% |
- |
- |
- |
1.5% |
20% |
9.5% |
||||||||
Tổng cộng: 29.5% |
Bên cạnh đó, theo tiết 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%;
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng tăng thêm 6% thì số tiền BHXH mà doanh nghiệp phải đóng cũng sẽ tăng thêm theo tỷ lệ tương ứng.
2.3. Chi phí công đoàn
Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Do đó, khi mức lương tối thiểu vùng của NLĐ tăng kéo theo chi phí công đoàn cũng tăng thêm theo tỷ lệ tương ứng.
Trên đây là quy định về Nếu tăng lương tối thiểu vùng 6% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng thế nào? Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: