Sắp tới, công ty tôi có một đơn hàng lớn, phải tổ chức làm thêm mới kịp. Tôi đang cần mẫu văn bản thỏa thuận làm thêm giờ để ký với người lao động – Mỹ Hạnh (Hà Tĩnh).
>> Mẫu số 09/PLIII báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động năm 2023
Mẫu số 01/PLIV văn bản thỏa thuận giờ năm 2023 và hướng dẫn sử dụng |
TÊN DOANH NGHIỆP[1] |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…., ngày … tháng … năm 2023 |
VĂN BẢN THỎA THUẬN LÀM THÊM GlỜ[2]
- Thời gian làm thêm: Kể từ ngày ... tháng ... năm ...... đến ngày … tháng .... năm …….[3]
- Địa điểm làm thêm: [4]..............................................................................................
- Lý do làm thêm: [5]...................................................................................................
STT |
Họ tên |
Nghề, công việc đang làm[6] |
Số giờ làm việc trong ngày |
Số giờ làm thêm (trong ngày, tuần…)[7] |
Chữ ký của người lao động |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày … tháng … năm 2023 |
[1] Điền tên doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ.
[2] Mẫu này lập để ghi nhận thỏa thuận làm thêm giờ giữa doanh nghiệp với nhiều người lao động. Trường hợp doanh nghiệp thỏa thuận làm thêm giờ với từng người lao động thì điều chỉnh Bảng bên dưới thành thông tin của từng người lao động.
[3] Điền ngày người lao động làm thêm giờ.
[4] Điền địa điểm người lao động làm thêm giờ. Đây là nội dung bắt buộc phải có trong bản thỏa thuận theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
[5] Điền lý do doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ. Ví dụ: Tổ chức làm thêm giờ để sản xuất đúng tiến độ 02 đơn hàng quần áo xuất khẩu sang Mỹ.
[6] Trường hợp doanh nghiệp sử dụng bảng chấm công (trong đó ghi nhận công việc và số giờ làm việc trong ngày của người lao động). Đồng thời, công việc, giờ làm việc của người lao động không thay đổi trong nhiều ngày, nhiều tháng thì không bắt buộc có cột (3), cột (4) trong bản thỏa thuận.
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì phải có nội dung tại cột (3) theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
[7] Có thể ghi thỏa thuận riêng theo từng ngày hoặc theo tuần, theo tháng hoặc thỏa thuận kết hợp nhiều nội dung về thời giờ làm thêm. Lưu ý: Doanh nghiệp phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không vượt giới hạn pháp luật quy định.
[8] Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp ký vào bản thỏa thuận này.
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ năm 2023 |
Mẫu số 01/PLIV văn bản thỏa thuận làm thêm giờ năm 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp nêu tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, còn lại khi tổ chức làm thêm giờ, công ty phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
- Thời gian làm thêm.
- Địa điểm làm thêm.
- Công việc làm thêm.
Trường hợp công ty tổ chức làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động (trừ trường hợp nêu tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019) thì có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng (theo điểm b khoản 3 Điều 18 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Trừ trường hợp nêu tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, khi tổ chức làm thêm giờ, công ty cần đảm bảo số giờ làm thêm giờ của người lao động không vượt quá số giờ làm thêm tối đa trong ngày, trong tháng và trong năm theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
i) Số giờ làm thêm tối đa trong ngày
- Số giờ làm thêm tối đa trong ngày làm việc bình thường
+ Trường hợp công ty quy định thời giờ làm việc theo ngày: Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
+ Trường hợp công ty quy định thời giờ làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
+ Trường hợp người lao động làm việc không trọn thời gian theo Điều 32 Bộ luật Lao động 2019: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
- Số giờ làm thêm đối đa trong ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng tuần: Khống quá 12 giờ trong 01 ngày.
ii) Số giờ làm thêm tối đa trong tháng: Tổng số giờ làm thêm trong tháng của người lao động không quá 40 giờ.
iii) Số giờ làm thêm tối đa trong năm: Tổng số giờ làm thêm trong năm của người lao động không quá 200 giờ. Trừ trường hợp công ty thuộc trường hợp được tổ chức làm thêm giờ trên 200 giờ/năm và không quá 300 giờ/năm nêu tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Thời gian quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP (như thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc, thời gian nghỉ giải lao, thời gian nghỉ hành kinh, …) sẽ được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm.
(Mục 3 trên đây được căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Trên cơ sở các quy pháp luật hiện hành về tiền lương làm thêm giờ, để thuận tiện cho Quý khách hàng tính tiền lương thêm giờ, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP đã có File Excel tính tiền lương làm thêm giờ năm 2023.
Tải về File excel tính tiền lương làm thêm giờ năm 2023 TẠI ĐÂY.