Trong năm 2024, mẫu đơn xin phép về sớm, đi trễ 60 phút/ngày dành cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được thực hiện như thế nào? – Kim Hồng (Quảng Nam).
>> Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc năm 2024 (hướng dẫn chi tiết cách sử dụng)
>> Mẫu đơn xin nghỉ phép năm 2024 và hướng dẫn cách sử dụng chi tiết
1. Mẫu đơn xin phép về sớm/đi trễ 60 phút/ngày cho lao động nữ năm 2024
Mẫu đơn xin phép về sớm/đi trễ 60 phút/ngày cho lao động nữ năm 2024 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
ĐƠN XIN PHÉP
VỀ SỚM/ĐI TRỄ 60 PHÚT/NGÀY
- Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019;
- Căn cứ khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Căn cứ quy định của Công ty[1]…………………………………
Kính gửi[2]: …………………………………………………………..
Tôi tên là[3]: ……………………………………. Sinh ngày[4]: .../…/…
Hiện đang làm việc tại[5]: …………………………. của Công ty[6]…………………………
Tôi làm đơn này để xin phép được[7]: Về sớm/đi trễ 60 phút/ngày từ Thứ….ngày…tháng…năm 2024 cho đến khi con của tôi đủ 12 tháng tuổi (cụ thể là ngày .../.../...).
Lý do về sớm/đi trễ[8]: Tôi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên cần phải dành thời gian cho con bú, cho con ăn, vắt sữa, nghỉ ngơi... theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Rất mong[9] ……………….. xem xét và phê duyệt.
Xin trân trọng cảm ơn!
[10]……………….. (Phê duyệt và ký tên)
[11]……………………………. |
[12]……………….., ngày[13]…/…/2024 Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
[14]……………………………. |
[1] Ghi đầy đủ tên của Công ty.
[2] Ghi cụ thể tên của đơn vị mà người lao động đang công tác hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép về sớm/đi trễ của người lao động.
[3] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động làm đơn xin phép.
[4] Ghi ngày, tháng, năm sinh của người lao động làm đơn xin phép.
[5] Ghi cụ thể thông tin vị trí làm việc hiện tại của người lao động làm đơn xin phép (Tổ/Phòng/Ban/Nhóm).
[6] Ghi tên của Công ty.
[7] Người lao động chọn về sớm hoặc đi trễ. Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn (Ví dụ: đi trễ 20 phút/ngày và về sớm 40 phút/ngày nhưng tổng thời gian đi trễ, về sớm không vượt quá 60 phút/ngày) thì cần ghi cụ thể để Công ty biết.
[8] Người lao động chọn về sớm hoặc đi trễ. Trường hợp vừa đi trễ và vừa về sớm thì ghi Lý do đi trễ, về sớm.
[9] Ghi tên chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[10] Ghi tên chức danh của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[11] Ghi đầy đủ họ và tên của người có thẩm quyền phê duyệt đơn xin phép.
[12] Ghi tên đơn vị hành chính cấp xã hoặc cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi người lao động công tác, làm việc.
[13] Ghi ngày, tháng, năm người lao động làm đơn.
[14] Ghi đầy đủ họ và tên của người lao động làm đơn.
Mẫu đơn xin phép về sớm/đi trễ 60 phút/ngày cho lao động nữ năm 2024 |
Ảnh chụp một phần mẫu đơn xin phép về sớm/đi trễ 60 phút/ngày cho lao động nữ năm 2024
Mẫu đơn này có giá trị tham khảo cho người lao động, người sử dụng lao động (gửi cho người lao động trong doanh nghiệp/hộ kinh doanh của mình sử dụng). Trường hợp tại doanh nghiệp/hộ kinh doanh đã có mẫu đơn xin phép về sớm/đi trễ thì người lao động sử dụng mẫu đơn đó cho phù hợp với tình hình tại đơn vị mình.
Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai – Bộ luật Lao động 2019 1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. 2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. |