Tôi mang thai mà sức khỏe yếu nên bác sĩ chỉ định phải nghỉ dưỡng thai. Tôi có thể nhận được những quyền lợi gì khi tạm hoãn hợp đồng lao động do thai yếu ? – Kim Khánh (Hà Nội).
>> Cam kết không mang thai trong những năm đầu làm việc, có hiệu lực không?
>> Năm 2023, trong thời gian nuôi con nhỏ thì lao động nữ được nghỉ bao lâu?
Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Lao động 2019, lao động nữ có quyền tạm hoãn hợp đồng lao động theo trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.
Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, lao động nữ có thể tạm hoãn hợp đồng lao động nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Năm 2023, có được tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai mà sức khỏe yếu? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại Mục 1 nêu trên đã đề cập đến lao động nữ mang thai mà sức khỏe yếu, nếu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động phải thực hiện như sau:
- Người lao động phải thông báo cho doanh nghiệp.
- Kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Bên cạnh đó, tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định, sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như đã đề cập tại mục 1, lao động nữ khi mang thai mà sức khỏe yếu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, trong thời gian người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động không đi làm, nên các quyền và lợi ích của người lao động nữ theo hợp đồng lao động xác định theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu người lao động và doanh nghiệp có thỏa thuận về việc giải quyết quyền và lợi ích của người lao động về việc tạm hoãn hợp đồng lao động khi mang thai mà sức khỏe yếu thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì người lao động không được hưởng quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc nhận lại lao động nữ mang thai hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Tóm lại, sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, lao động nữ mang thai mà sức khỏe yếu phải đi làm lại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (trừ trường hợp người lao động và doanh nghiệp có thỏa thuận khác).
Trường hợp, người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày, thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019).
>> Xem thêm bài viết liên quan:
>> Năm 2023, trong thời gian nuôi con nhỏ thì lao động nữ được nghỉ bao lâu?
>> Năm 2023, lao động nữ đang nuôi con nhỏ có phải làm thêm giờ?
>> Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới trong lao động năm 2023 được quy định thế nào?