Dưới đây là mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất dành cho người lao động và hướng dẫn các điền và quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động.
>> 05 quy định về thưởng Tết 2025 mà doanh nghiệp và người lao động cần biết
Đơn xin nghỉ việc không chỉ là một thủ tục hành chính mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với công ty và cấp trên. Một lá đơn rõ ràng, lịch sự sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt, đồng thời đảm bảo quyền lợi cá nhân trong quá trình nghỉ việc.
Bạn có thể tham khảo các mẫu đơn xin nghỉ việc sau đây:
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 1 |
Mẫu đơn xin nghỉ việc số 2 |
Mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất dành cho người lao động (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn hoàn thiện đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp.
Đơn xin nghỉ việc cần được trình bày đúng chuẩn với Quốc hiệu và Tiêu ngữ:
- Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.
Phần này phải viết bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, in đậm và căn giữa đầu trang.
- Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Tiêu ngữ được viết bằng chữ thường, kiểu chữ đứng, in đậm, căn giữa ngay dưới quốc hiệu. Các chữ cái đầu mỗi cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ sử dụng gạch nối và có khoảng cách rõ ràng. Phía dưới tiêu ngữ là một đường kẻ ngang nét liền, có độ dài tương ứng với dòng chữ.
Trong nội dung đơn, bạn cần trình bày đầy đủ các thông tin sau:
- Kính gửi: Ghi rõ bộ phận hoặc người có thẩm quyền xử lý đơn, ví dụ: “Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty...” hoặc “Kính gửi: Trưởng phòng Nhân sự...”.
- Thông tin cá nhân: Cung cấp các thông tin cơ bản như họ tên, tuổi, chức vụ, bộ phận làm việc, số Căn cước công dân và địa chỉ hiện tại.
- Lý do xin nghỉ việc: Nêu lý do rõ ràng, ngắn gọn, chuyên nghiệp, tránh đề cập đến những vấn đề tiêu cực.
- Thời gian cụ thể: Xác định ngày bắt đầu nghỉ việc, đồng thời đề cập thời gian bàn giao công việc để đảm bảo quá trình chuyển giao diễn ra thuận lợi.
- Lời cam kết: Khẳng định những thông tin bạn trình bày là chính xác và cam kết hỗ trợ trong quá trình bàn giao.
- Lời cảm ơn và đề nghị: Gửi lời cảm ơn đến công ty và các bên liên quan, đồng thời bày tỏ mong muốn được phê duyệt đơn.
Sau khi trình bày nội dung, người làm đơn ký tên và ghi rõ họ tên.
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho công ty:
- Ít nhất 45 ngày: nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày: nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 - 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc: nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019.
- Bị công ty ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. bị cưỡng bức lao động.
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
(Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019)