Tôi muốn lập chứng từ nhằm xác định chất lượng công việc đã giao khoán thì nên sử dụng biên bản nghiệm thu nào? – Minh Thủy (Sóc Trăng).
>> Mẫu 08-LĐTL về hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Mẫu 05-LĐTL về phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Mẫu 09-LĐTL về biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và hướng dẫn sử dụng |
Đơn vị[1]:................... Bộ phận:................ |
Mẫu số 09 - LĐTL (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
Số : ...............
BIÊN BẢN THANH LÝ (NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN[2]
Ngày ... tháng ... năm 2023
Họ và tên[3]: ............Chức vụ ............. Đại diện ............... Bên giao khoán .......................
Họ và tên: .............Chức vụ ............. Đại diện ............... Bên nhận khoán ......................
Cùng thanh lý Hợp đồng số[4] ...... ngày ...... tháng ...... năm ......
Nội dung công việc (ghi trong hợp đồng) đã được thực hiện[5]:.........................................
Giá trị hợp đồng đã thực hiện:...........................................................................................
Bên ...... đã thanh toán cho bên...... số tiền[6] là................. đồng (viết bằng chữ)...............
Số tiền bị phạt[7] do bên ..... vi phạm hợp đồng:................ đồng (viết bằng chữ)...............
Số tiền[8] bên.... còn phải thanh toán cho bên ..... là ........ đồng (viết bằng chữ).................
Kết luận[9]:...........................................................................................................................
Đại diện bên nhận khoán Đại diện bên giao khoán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
[1] Ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
[2] - Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.
- Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng.
[3] Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.
[4] Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.
[5] Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.
[6] Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.
[7] Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.
[8] Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.
[9] Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có).
Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Mẫu 09-LĐTL về biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về hợp đồng giao khoán. Tuy nhiên, có thể hiểu hợp đồng giao khoán là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận sẽ sử dụng hợp đồng giao khoán.
Trên thực tế, hợp đồng giao khoán thường được chia thành 02 loại:
- Hợp đồng khoán trọn gói:
+ Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc.
+ Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
- Hợp đồng khoán nhân công:
+ Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động.
+ Người giao khoán chỉ phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
Việc lựa chọn sử dụng hợp đồng khoán việc hay hợp đồng lao động cần phải dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại hợp đồng cũng như lĩnh vực, công việc mà doanh nghiệp đang tham gia hoạt động. Hợp đồng khoán việc chỉ được sử dụng đối với các công việc diễn ra trong một thời điểm nhất định, chỉ mang tính thời vụ. Một số ví dụ như hợp đồng khoán việc tạp vụ, hợp đồng khoán việc bảo vệ cho một chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại diễn ra trong 01 tháng.