>>> Xem công việc pháp lý mới tại đây.

Quy định về việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ trong công ty TNHH một thành viên

khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Hình từ Internet

Công ty TNHH một thành viên có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động như sau:

Tất cả người lao động.

Ít nhất mỗi năm một lần

- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Người lao động là người khuyết tật;

- Người lao động chưa thành niên;

- Người lao động cao tuổi.

Ít nhất 06 tháng một lần 

Khi khám sức khỏe định kỳ theo các trường hợp nêu trên; thì, người lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản và người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Một số lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong công ty TNHH một thành viên:

(1) Các trường hợp khám sức khỏe cho người lao động:

Ngoài những trường hợp nêu trên, công ty TNHH một thành viên có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trong các trường hợp sau đây:

-  Trước khi bố trí việc làm cho người lao động;

- Trước khi chuyển người lao động sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn;

- Sau khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe và tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

(2) Về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Công ty tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật. Các cơ sở này sẽ hướng dẫn công ty cụ thể về các nội dung cần khám đối với người lao động.

(3) Đối với người sử dụng lao động bị chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp:

Trường hợp đối với người sử dụng lao động bị chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp thì công ty có trách nhiệm đưa người lao động đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

(4) Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp:

Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do doanh nghiệp chi trả được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Lưu ý: Công ty TNHH một thành viên có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.

Mức phạt đối với công ty TNHH một thành viên có hành vi vi phạm quy định về tổ chức khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động:

- Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng: Khi vi phạm với mỗi người lao động (tối đa không quá 150.000.000 đồng) đối với công ty có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: Khi vi phạm với mỗi người lao động (tối đa không quá 150.000.000 đồng) đối với công ty có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: Khi vi phạm đối với mỗi người lao động (tối đa không quá 150.000.000 đồng) đối với công ty không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

2,611
Bài viết liên quan: