Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho người tham gia BHXH, vậy nếu sổ BHXH bị mất hoặc thất lạc thì làm thủ tục cấp lại thế nào, có mất chi phí cấp lại hay không? Quyền lợi của người lao động trong thời gian không có sổ BHXH có bị ảnh hưởng không? Sau đây PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ hướng dẫn chi tiết đến người lao động phương án giải quyết.
>> Bệnh nhân Covid-19 xin giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH thế nào?
>> Ai được hưởng chế độ tử tuất?
Hiện nay những người lao động đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động bất kể trong khu vực nhà nước hoặc ngoài nhà nước chỉ cần thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động phải có nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia loại hình bảo hiểm này do nhà nước tổ chức nhằm bù đắp một phần hoặc có thể thay thế một phần nào đó của người lao động khi họ không có khả năng lao động hoặc bị suy giảm sức khỏe như tuổi cao sức yếu, hoặc bị bệnh nghề nghiệp ốm đau, bệnh tật ảnh hưởng đến thu nhập do suy giảm khả năng lao động từ quỹ bảo hiểm xã hội do bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý và chi trả khi người lao động đủ các điều kiện để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ BHXH như sau:
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Sổ BHXH là một loại giấy tờ quan trọng làm cơ sở để cơ quan BHXH giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Nếu không may làm mất sổ BHXH, người lao động dù không bị trừ thời gian đã đóng BHXH trước đó nhưng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm thủ tục hưởng chế độ của người lao động:
Thủ tục cấp lại sổ BHXH
Cách 1: Xin cấp lại sổ BHXH tại cơ quan BHXH
Hồ sơ cấp lại sổ BHXH được quy định tại khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH
Hồ sơ gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
Theo hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, để được cấp lại sổ BHXH do bị mất, người lao động đến các cơ quan BHXH sau đây:
- Người đang đi làm: Đến cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia BHXH.
- Người tham gia BHXH tự nguyện: Đến Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
- Người lao động đã nghỉ việc: Đến bất kì cơ quan BHXH nào trên toàn quốc.
Cách 2: xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội online
Trước tiên bạn cần đảm bảo trên điện thoại đã cài đặt ứng dụng VssID và đã đăng ký tài khoản cá nhân. Sau đó thực hiện lần lượt các bước:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID
Đăng nhập tài khoản VssID bằng cách nhập mã số BHXH cá nhân và mật khẩu của bạn.
Bạn cũng có thể đăng nhập bằng mã vân tay nếu điện thoại của bạn đã được cài đặt tính năng này trước đó.
Bước 2: Xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Sau khi đăng nhập thành công giao diện quản lý cá nhân hiện ra. Tiếp theo bạn nhấn chọn mục “Dịch vụ công”.
Giao diện dịch vụ công hiện lên nhấn chọn “Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin”
Bước 3: Chọn phương thức nhận kết quả và điền thông tin cần thiết
Giao diện “Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin” mở ra bạn cần chọn phương thức nhận kết quả bằng cách tích chọn nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và điền các thông tin cần thiết gồm: số nhà; tổ/thôn/xóm; khu phố; quận/huyện; tỉnh/TP để nhận kết quả trả về từ cơ quan BHXH.
Cuối cùng bạn ấn nút “Gửi” để hoàn tất thủ tục xin cấp lại sổ BHXH. Khi này hệ thống sẽ thông báo kết quả gửi thành công để xác nhận gửi thành công hay không. Thời gian giải quyết việc cấp lại sổ BHXH là tối đa 10 ngày kể từ ngày Cơ quan BHXH nhận được đủ hồ sơ. Trường hợp không giải quyết cơ quan BHXH phải gửi thông báo và nêu rõ lý do.
Như vậy, chỉ với 3 bước đơn giản người lao động đã có thể thực hiện xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội online qua ứng dụng VssID. Bên cạnh đó việc làm này còn có ý nghĩa quan trọng nhằm đơn giản thủ tục hành chính và tạo thuận lợi cho người tham gia BHXH một cách hiệu quả.
Căn cứ pháp lý: