Khi không còn ở tuổi lao động, người lao động sẽ quan tâm nhiều đến chế độ tử tuất, đây không chỉ là sự hỗ trợ hậu sự mà còn là nguồn vốn ổn định cho người thân của người lao động. Vậy ai có thể hưởng chế độ tử tuất?
>> Tổng hợp văn bản QPPL về Bảo hiểm xã hội đang có hiệu lực
>> Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
Chế độ tử tuất sẽ có trong cả 02 loại BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Không như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ tử tuất sẽ có đối tượng hưởng cũng như điều kiện hưởng khác nhau. Cụ thể:
1. Trợ cấp mai táng
Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định sau khi NLĐ mất, người lo mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng. Tuy nhiên, không phải người lao động nào chết thì người lo mai táng cũng được nhận trợ cấp mai táng mà trợ cấp mai táng chỉ áp dụng với:
Lưu ý, người lao động theo quy định trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng.
Mức trợ cấp mai táng được quy định tại khoản 2 Điều này, trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết. Hiện nay, mức lương cơ sở được quy định ở mức 1,49 triệu đồng/tháng. Vậy mức hưởng trợ cấp mai táng sẽ là:
1,49 triệu đồng x 10 = 14.900.000 đồng
2. Trợ cấp tuất hằng tháng
- Đối tượng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
Theo khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
Lưu ý: trừ quy định đối với con chử đủ 18 tuổi hay con bị suy giảm khả năng lao động… thì những đối tượng khác phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
Theo khoản 1 Điều 67 Luật này, ngoài việc đáp ứng các điều kiện của trợ cấp mai táng thì người lao động còn phải thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì thân nhân mới được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Cụ thể:
- Mức hưởng trợ cấp:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật này, mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Theo đó, mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% x 1,49 triệu đồng/ tháng = 745.000 đồng/tháng; với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng bằng 70% x 1.490.000 đồng/tháng = 1.043.000 đồng/tháng.
Lưu ý:
Một người lao động chết thì tối đa 04 thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Trường hợp có 02 người chết trở lên thì thân nhân được hưởng 02 lần mức trợ cấp nêu trên.
Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.
3. Trợ cấp tuất một lần
Khoản 1 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần khi người lao động thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật này, cụ thể:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH sau 2014
Đối với thân nhân của người lao động đang tham gia BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH:
Trong đó,
Lưu ý:
Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu như sau:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu - 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu
Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động theo quy định chết.
CCPL: Luật Bảo hiểm xã hội 2014