Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu văn khấn giao thừa ngoài trời 2025 đúng và chuẩn nhất tại bài viết này. Những thông tin sử dụng tại đây, chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Văn khấn ban Quan Thế Âm Bồ Tát đúng chuẩn và dễ nhớ 2025
>> Văn khấn lễ bao sái, xin tỉa chân hương trước Tết Nguyên đán 2025
Bài viết sẽ tổng hợp mẫu “Văn khấn giao thừa ngoài trời 2025 đúng và chuẩn nhất” dựa trên có nguồn tham khảo. Vì vậy, văn khấn giao thừa ngoài trời 2025 chỉ để tham khảo.
Cúng giao thừa là một nghi thức không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên đán của các gia đình Việt Nam. Đây là khoảng thời gian quan trọng, đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Lưu ngay: Văn khấn giao thừa ngoài trời 2025 đúng và chuẩn nhất (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Theo đó, quý khách hàng có thể tham khảo Văn khấn giao thừa ngoài trời 2025 đúng và chuẩn nhất trong đêm giao thừa, như sau:
Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài cựu niên Hành khiển, cựu Hành binh chi thần, cựu Phán quan.
Con kính lạy ngài đương niên Hành khiển, đương niên Hành binh chi thần, đương niên Phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Giáp Thìn với năm Ất Tỵ.
Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà: …, ấp/khu phố: …, xã/phường: …, quận/huyện/ thành phố: …, tỉnh/thành phố: …
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân.
Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật, Thánh, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Cúng giao thừa còn được gọi là “Trừ tịch”, có nghĩa là trừ khử những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ, để chuẩn bị đón chào một năm mới tốt đẹp hơn.
Cúng giao thừa không chỉ là nghi thức tôn giáo, mà còn là một nét đẹp văn hóa của người Việt, mà còn là dịp sum họp của mọi gia đình. Đồng thời, thể hiện sự tôn kính tổ tiên, cầu mong cho một năm mới tràn đầy hạnh phúc và may mắn.
Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, gồm có 05 hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là:
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.