Dịp tết, mọi người thường đi lễ chùa, cầu may mắn, bình an và cả tình duyên. Theo đó, bài viết sẽ tổng hợp những ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng ở TP Hồ Chí Minh năm 2025.
>> Tổng hợp toàn bộ lễ cúng dịp Tết Âm lịch 2025
>> Lưu ngay: Văn khấn giao thừa ngoài trời 2025 đúng và chuẩn nhất
PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tổng hợp các thông tin hữu ích từ nguồn tham khảo tại “Năm 2025, những ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng ở TP Hồ Chí Minh”. Quý khách hàng có thể tham khảo.
STT |
Tên ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng |
Địa chỉ |
Giờ mở cửa |
1 |
Chùa Ngọc Hoàng (Điện Ngọc Hoàng) |
73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM |
07h00 - 18h00 |
2 |
Chùa Bà Ấn (Chùa Bà Ấn Độ hoặc chùa Mariamman) |
45 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM |
09h00 - 20h00 các ngày trong tuần |
3 |
Chùa Ông (Miếu Quan Đế hay Hội quán Nghĩa An) |
678 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. HCM |
07h00 - 18h00 |
4 |
Chùa Bà Thiên Hậu (Chùa Bà Chợ Lớn, Thiên Hậu miếu) |
710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. HCM |
06h30 - 16h30 các ngày trong tuần |
5 |
Chùa Bát Bửu Phật Đài (Chùa Phật Cô đơn) |
22 Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. HCM |
05h00 - 21h00 các ngày trong tuần |
6 |
Chùa Bửu Long (Chùa Thái Lan) |
81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Thành Phố Thủ Đức, TP. HCM |
08h00 – 18h00 các ngày trong tuần |
7 |
Tu viện Khánh An (Nhật Bản thu nhỏ) |
1055/3D, quốc lộ 1A, phường An Phú Đông, Quận 12, TP. HCM |
05h00 - 20h30 |
8 |
Lăng Ông Bà Chiểu (Thượng Công miếu) |
Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh, TP. HCM |
07h00 - 17h00 các ngày trong tuần |
9 |
Miếu Phù Châu (Miếu nổi) |
Sông Vàm Thuật, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. HCM |
08h00 – 18h00 Mở đến 20h00 vào dịp đặc biệt |
10 |
Chùa Vạn Đức |
502 Tô Ngọc Vân, P. Tam Phú, TP Thủ Đức, TP. HCM |
06h00 - 12h00 13h30 - 21h00 |
11 |
Chùa Giác Lâm |
Số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP. HCM |
07h00 - 21h00 các ngày trong tuần |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Năm 2025, những ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng ở TP Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chùa Ngọc Hoàng, còn được biết đến với tên gọi Điện Ngọc Hoàng và tên chữ là Phước Hải Tự (người Pháp gọi là chùa Đa Kao). Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 và thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng nhiều vị thần linh khác.
Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Ấn Độ (còn gọi là chùa Bà Ấn Độ hoặc chùa Mariamman) là một ngôi chùa Hindu được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 20 bởi người Ấn Độ nhập cư vào Việt Nam. Mặc dù đã tồn tại hơn 100 năm, chùa Ấn Độ vẫn là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách nhờ lối kiến trúc Hindu ấn tượng bậc nhất tại Sài Gòn.
Địa chỉ: 45 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Ông Quận 5 là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Ngôi chùa còn được biết đến với các tên gọi khác như Miếu Quan Đế hay Hội quán Nghĩa An. Chùa không chỉ ấn tượng với kiến trúc độc đáo mà còn có giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm chạm đá, thư pháp và chạm gỗ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, vào ngày 7/11/1993, chùa Ông quận 5 đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Địa chỉ: 678 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Bà Thiên Hậu, còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn, được người Hoa xây dựng vào thế kỷ 18. Hàng năm, vào ngày 28 tháng Chạp, chùa Thiên Hậu lại thu hút hàng trăm người đến thăm và tham dự lễ cúng Bà cũng như lễ khai ấn.
Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Chùa Bát Bửu Phật Đài nằm ở địa phận xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Trải qua chiến tranh tàn khốc, bom đạn đã làm sập những kiến trúc quanh khuôn viên của ngôi chùa, chỉ còn lại một tượng Phật Đài Đức Thích Ca, do đó ngày nay nơi đây còn có tên là chùa Phật Cô đơn.
Địa chỉ: 22 Mai Bá Hương, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Ngôi chùa này rất nổi tiếng về cầu tình duyên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, chùa Bửu Long còn được vinh danh trong top 10 ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất thế giới. Chùa có khuôn viên rộng rãi, tươi mát, luôn mang lại cho phật tử và khách hành hương cảm giác yên tĩnh, thanh bình mỗi khi ghé thăm. Với lối thiết kế và kiến trúc đặc trưng của xứ Chùa Vàng, chùa Bửu Long còn được biết đến với cái tên Chùa Thái Lan. Tuy nhiên, bên trong chánh điện và khuôn viên chùa vẫn đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
Địa chỉ: 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: 05h00 - 20h30.
Tu viện Khánh An là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng và linh thiêng ở Sài Gòn. Tu viện có diện tích khá lớn, lên đến 6000 m². Ngoài ra, chùa được thiết kế với kiến trúc ấn tượng, được mệnh danh là "Nhật Bản thu nhỏ" giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.
Địa chỉ: 1055/3D, quốc lộ 1A, phường An Phú Đông, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: 05h00 - 20h30.
Lăng Ông Bà Chiểu là công trình văn hóa tâm linh lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa. Lăng có tên chính thức là Thượng Công miếu, được ghi bằng chữ Hán ở cổng Tam quan. Sau này, người ta quen gọi là lăng Ông Bà Chiểu.
Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: 07h00 - 17h00 các ngày trong tuần.
Miếu Phù Châu, hay còn được gọi là chùa Miếu Nổi, là một điểm du lịch tâm linh độc đáo, không giống bất kỳ nơi nào khác. Nằm trên một cồn đất nhỏ giữa sông Vàm Thuật, xung quanh miếu là dòng sông thơ mộng và lãng mạn, tạo nên khung cảnh trữ tình và dịu dàng cho nơi đây.
Địa chỉ: Sông Vàm Thuật, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: 07h00 - 17h00 các ngày trong tuần. Mở đến 20h00 vào dịp đặc biệt.
Chùa Vạn Đức không chỉ là một ngôi chùa cầu duyên linh thiêng ở Sài Gòn, mà còn nổi bật với kiến trúc độc đáo. Ngôi chùa được xây dựng trên mảnh đất rộng lớn do một gia đình giàu có trong vùng hiến tặng, bao gồm cả đất và nhà cho trụ trì.
Địa chỉ: 502 Tô Ngọc Vân, P. Tam Phú, TP Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: 06h00 - 12h00; 13h30 - 21h00.
Chùa Giác Lâm sở hữu không gian kiến trúc tiêu biểu của Nam Bộ, được thiết kế theo hình chữ Tam. Ba dãy nhà ngang được kết nối với nhau, tạo thành bố cục hình chữ nhật bao gồm chính điện, giảng đường và nhà trai.
Địa chỉ: Số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ mở cửa: 07h00 – 21h00 các ngày trong tuần.
|