Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu khấn khi đi chùa lễ Phật ngày Tết đầu năm 2025 đúng chuẩn, dễ nhớ tại bài viết này. Những thông tin sử dụng tại đây, chỉ để tham khảo.
>> Năm 2025, những ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng ở TP Hồ Chí Minh
>> Tổng hợp toàn bộ lễ cúng dịp Tết Âm lịch 2025
Bài viết sẽ tổng hợp mẫu “Văn khấn khi đi chùa lễ Phật ngày Tết đầu năm 2025 đúng chuẩn và dễ nhớ” dựa trên có nguồn tham khảo. Vì vậy, Văn khấn lễ Phật chỉ để tham khảo.
Theo đó, dịp đầu năm thường là vào thời khắc giao thừa, đầu năm Mùng 1, mọi người thường đi lễ chùa cầu may. Vì vậy, quý khách hàng có thể tham khảo “Văn khấn khi đi lễ chùa ngày Tết đầu năm 2025 đúng chuẩn và dễ nhớ”, để cầu nguyện khi đi đi chùa lễ Phật ngày Tết:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày........ tháng........ năm........
Tín chủ con là .....................
Ngụ tại...........................
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa ........ dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an quy làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Văn khấn khi đi đi chùa lễ Phật ngày Tết đầu năm 2025 đúng chuẩn và dễ nhớ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mọi người thường đi lễ chùa vào ngày Tết đầu năm vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, chung quy vẫn là để cầu những điều tốt đẹp sẽ xảy đến với bản thân và gia đình trong năm mới. Những lý do này tạo nên nét đẹp văn hóa và tâm linh trong dịp Tết, giúp mọi người cảm thấy gần gũi hơn với truyền thống và tín ngưỡng của dân tộc:
(i) Cầu bình an và may mắn: Đi lễ chùa là cách để cầu nguyện cho sức khỏe, bình an và may mắn trong năm mới.
(ii) Thẻ hiện sự tôn kính tổ tiên: Nhiều người đi lễ để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với tổ tiên, cầu mong sự phù hộ.
(iii) Đánh dấu sự khởi đầu mới: Ngày Tết là dịp để bắt đầu một năm mới, đi lễ chùa giúp tạo dựng tâm thái tích cực và hy vọng cho những điều tốt đẹp.
(iv) Giữ gìn nét văn hóa: Đi lễ chùa là một phần trong truyền thống văn hóa của người Việt, thể hiện sự gắn kết với tín ngưỡng và phong tục tập quán.
(v) Tham gia các hoạt động tâm linh: Các hoạt động như thắp hương, dâng lễ, cầu nguyện không chỉ mang lại sự thanh tịnh mà còn giúp mọi người cảm thấy gần gũi hơn với tâm linh.
(vi) Gặp gỡ và giao lưu: Đi lễ chùa cũng là dịp để gặp gỡ bạn bè, người thân, tạo cơ hội giao lưu và chia sẻ những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
(vii) Tìm kiếm sự an lạc: Nhiều người tìm đến chùa để tìm kiếm sự bình yên và an lạc trong tâm hồn, đặc biệt trong những ngày đầu năm mới.
Theo đó, trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mọi người cần đảm bảo các nghĩa vụ quy định tại Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.