PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
>> Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
Tiếp nối Phần 2 và Phẩn 3 của bài viết hướng dẫn về phương pháp kế toán đối với 12 giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp), PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tiếp tục hướng dẫn phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu còn lại của tài khoản 642 theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Đối với sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ sử dụng cho mục đích quản lý, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có các tài khoản 155, 156 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).
Nếu phải kê khai thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ (giá trị kê khai thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế), ghi:
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Có tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112,...
Có tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần, kế toán xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định giá trị doanh nghiệp như sau:
(i) Đối với các khoản nợ phải thu đã có đủ căn cứ chứng minh theo quy định là không có khả năng thu hồi được, kế toán căn cứ các chứng từ có liên quan như quyết định xoá nợ, quyết định xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân phải bồi thường, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112, 331, 334 (phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường).
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(Phần đã lập dự phòng).
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí).
Có các tài khoản 131, 138,...
(ii) Đối với các khoản phải thu quá hạn được bán cho Công ty Mua bán nợ của doanh nghiệp theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112 (theo giá bán thoả thuận).
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần tổn thất còn lại).
Có các tài khoản 131, 138,...
+ Trường hợp khoản phải thu khó đòi đã được lập dự phòng nhưng số dự phòng không đủ bù đắp tổn thất, khi bán nợ phải thu thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112 (theo giá bán thoả thuận).
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (phần đã trích lập dự phòng cho các khoản nợ quá hạn này).
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần tổn thất còn lại).
Có các tài khoản 131, 138...
(iii) Đối với các khoản bị xuất toán, chi biếu tặng, chi cho người lao động đã nghỉ mất việc, thôi việc trước thời điểm quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp và được cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xử lý như khoản phải thu không có khả năng thu hồi, ghi:
Nợ các tài khoản 111, 112, 334 (phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường).
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Kế toán phân bổ khoản lợi thế kinh doanh phát sinh từ việc cổ phần hóa như sau:
Lợi thế kinh doanh phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được phản ánh trên tài khoản 242 - Chi phí trả trước và phân bổ dần tối đa không quá 3 năm, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có tài khoản 242 - Chi phí trả trước.
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Có tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.