PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
>> Hướng dẫn tài khoản 821 (chi phí thuế TNDN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Tiếp nối Phần 2 của bài viết hướng dẫn về phương pháp kế toán đối với 07 giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp). Sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tiếp tục hướng dẫn phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu tiếp theo của tài khoản 642 theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Khi trích lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải trả cần lập cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác (trừ dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng), ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả.
Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ tài khoản 352 - Dự phòng phải trả.
Có tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa tài sản cố định một lần với giá trị nhỏ, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427).
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).
Có các tài khoản 111, 112, 331, 335,...
(i) Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định:
- Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí bán hàng, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có tài khoản 335 - Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đã thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn).
Có tài khoản 352 - Dự phòng phải trả (Nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho tài sản cố định theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ).
- Khi chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế phát sinh, ghi:
Nợ các tài khoản 335, 352.
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Có các tài khoản 331, 241, 111, 112, 152,...
(ii) Trường hợp chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến bộ phận quản lý trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp từng phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có tài khoản 242 - Chi phí trả trước.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428).
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế).
Có các tài khoản 111, 112, 331,...
Thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331, 1332).
Mời Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4).