PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 821 (chi phí thuế TNDN) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
>> Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp) đã được hướng dẫn tại Phần 1 của bài viết. Sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ hướng dẫn phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 642 theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...) của nhân viên quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421).
Có các tài khoản 334, 338.
Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa tài sản cố định chung của doanh nghiệp,..., ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422).
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ).
Có tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Có các tài khoản 111, 112, 242, 331,...
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423).
Nợ tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (nếu có).
Có tài khoản 153 - Công cụ. dụng cụ.
Có các tài khoản 111, 112, 331,...
Trích khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,..., ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424).
Có tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định.
Thuế môn bài, tiền thuê đất,... phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425).
Có tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425).
Có các tài khoản 111, 112,…
Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập Báo cáo tài chính:
- Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
Có tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).
- Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).
Có tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
- Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.
- Doanh nghiệp trích lập dự phòng đối với khoản cho vay, ký cược, ký quỹ, tạm ứng… được quyền nhận lại tương tự như đối với các khoản phải thu theo quy định của pháp luật.
Mời Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3).