PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 9)
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 8)
Tại phần 8 và phần 9 của bài viết đã trình bày phương pháp giảm tài sản cố định hữu hình của Tài khoản 211 theo khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây là phương pháp kế toán xử lý tài sản cố định hữu hình:
Kế toán xử lý tài sản cố định hữu hình khi kiểm kê tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước như sau:
Kế toán kết quả kiểm kê tài sản: Khi nhận được thông báo hoặc quyết định cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản cố định hữu hình doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Trường hợp thiếu tài sản cố định hữu hình, ghi:
Nợ Tài khoản 1381 -Tài sản thiếu chờ xử lý (giá trị còn lại).
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn luỹ kế).
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
- Trường hợp phát sinh thừa tài sản cố định: Doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính các tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê. Sau đó, ghi vào các tài khoản có liên quan trong Bảng Cân đối kế toán sau khi tìm hiểu nguyên nhân và có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn Tài khoản 211 - Tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (phần 10)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kế toán xử lý tài sản cố định hữu hình thừa, thiếu trong kiểm kê: Doanh nghiệp phải phân tích làm rõ nguyên nhân của tài sản thừa, thiếu và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường trách nhiệm vật chất theo qui định hiện hành. Giá trị tài sản cố định hữu hình thiếu sau khi trừ đi các khoản bồi thường được ghi nhận vào chi phí khác.
- Đối với tài sản phát hiện thiếu qua kiểm kê, căn cứ vào “Biên bản xử lý tài sản thừa, thiếu qua kiểm kê”, ghi:
Nợ Tài khoản 111 - Tiền mặt (cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường).
Nợ Tài khoản 1388 - Phải thu khác (cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường).
Nợ Tài khoản 334 - Phải trả người lao động (nếu trừ lương của người lao động phạm lỗi).
Nợ Tài khoản 811 - Chi phí khác (phần giá trị còn lại của tài sản cố định thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp).
Có Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.
- Đối với tài sản cố định hữu hình phát hiện thừa qua kiểm kê, căn cứ vào “ Biên bản xử lý tài sản thừa, thiếu qua kiểm kê”, ghi:
Nợ Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết.
Có Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán (nếu tài sản thừa của người bán).
Có Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).
Có Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (đối với tài sản cố định hữu hình thừa không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu).
Kế toán nhượng bán, thanh lý tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, chờ thanh lý: Sau khi được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quyết định cổ phần hóa, doanh nghiệp tổ chức, nhượng bán, thanh lý theo qui định hiện hành. Kế toán phải theo dõi, hạch toán số thu, chi phí và ghi giảm tài sản, cụ thể như sau:
- Phản ánh số thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định không cần dùng, tài sản cố định chờ thanh lý, ghi:
Nợ Tài khoản 111,112,131.
Có Tài khoản 711 - Thu nhập khác.
Có Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có).
- Phản ánh chi phí về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định không cần dùng, tài sản cố định chờ thanh lý, ghi:
Nợ Tài khoản 811 - Chi phí khác.
Nợ Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Có các Tài khoản 111,112, 331.
- Phản ánh giảm tài sản cố định đã nhượng bán, thanh lý, ghi:
Nợ Tài khoản 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại).
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định.
Có Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình.
Trường hợp doanh nghiệp chuyển giao tài sản cố định hữu hình không cần dùng, chờ thanh lý theo quy định của pháp luật, ghi:
Nợ Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định.
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình.
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn Tài khoản 211 (tài sản cố định) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (phần 11).