PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 221 (đầu tư vào công ty con) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 4)
>> Hướng dẫn tài khoản 221 (đầu tư vào công ty con) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 3)
Tại các phần 5, 6, 7 của bài viết đã trình bày phương pháp kế toán tăng tài sản cố định hữu hình của Tài khoản 211 theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây là phương pháp kế toán giảm tài sản cố định hữu hình được quy định như sau:
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho doanh nghiệp khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận... Trong mọi trường hợp giảm tài sản cố định hữu hình, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có). Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp nhượng bán tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: tài sản cố định nhượng bán thường là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán tài sản cố định hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ liên quan đến nhượng bán tài sản cố định:
Trường hợp nhượng bán tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112, 131,...
Có Tài khoản 711 - Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng).
Có Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).
Nếu không tách ngay được thuế giá trị gia tăng thì thu nhập khác bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế giá trị gia tăng phải nộp.
- Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán:
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (2141) (giá trị đã hao mòn).
Nợ Tài khoản 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại).
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán tài sản cố định được phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 811 "Chi phí khác".
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi giảm tài sản cố định đã nhượng bán:
Nợ Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại).
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị đã hao mòn).
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
-Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán tài sản cố định hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
4.1.3. Trường hợp nhượng bán tài sản cố định hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi
- Căn cứ Biên bản giao nhận tài sản cố định để ghi giảm tài sản cố định nhượng bán:
Nợ Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại).
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị đã hao mòn).
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
- Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán tài sản cố định, ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112,…
Có Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532).
Có Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).
- Phản ánh số chi về nhượng bán tài sản cố định, ghi:
Nợ Tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532).
Có các Tài khoản 111, 112,…
4.2. Trường hợp thanh lý tài sản cố định
Trường hợp thanh lý tài sản cố định: tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có tài sản cố định thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản cố định theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định " theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định.
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý tài sản cố định,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán tài sản cố định.
4.3. Trường hợp góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng tài sản cố định hữu hình
Khi góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết bằng tài sản cố định hữu hình, ghi:
Nợ các Tài khoản 221, 222 (theo giá trị đánh giá lại).
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (số khấu hao đã trích).
Nợ Tài khoản 811 - Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản cố định.
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
Có Tài khoản 711 - Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định.
4.4. Trường hợp tài sản cố định hữu hình dùng cho sản xuất, kinh doanh phải chuyển thành công cụ, dụng cụ
Đối với tài sản cố định hữu hình dùng cho sản xuất, kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi:
Nợ các Tài khoản 623, 627, 641, 642 (nếu giá trị còn lại nhỏ).
Nợ Tài khoản 242 - Chi phí trả trước (nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần).
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị hao mòn).
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá tài sản cố định).
Ngoài ra, hình thức kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản cố định hữu hình là thuê hoạt động (xem chi tiết tại Tài khoản 811 hoặc Tài khoản 711 được quy định tại Điều 93, Điều 94 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp >> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 9).