Ngày 21/02/2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 460/QĐ-BCT. Theo đó, Việt Nam sẽ áp mức thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc là 19,38 - 27,83%.
>> Mẫu Công văn giải trình chậm nộp tờ khai thuế 2025
>> 02 mẫu tờ khai thuế nhà thầu năm 2025 và hướng dẫn cách điền tờ khai
Theo Quyết định 460/QĐ-BCT ngày 21/02/2025. Việt Nam sẽ áp mức thuế chống bán phá giá thép cán cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc từ ngày 08/3/2025 với mức thuế suất là 19,38 - 27,83%.
Cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 1 Quyết định 460/QĐ-BCT, sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Trung Quốc được phân loại theo các mã sau:
7208.25.00 |
7208.39.90 |
7211.19.13 |
7208.26.00 |
7208.51.00 |
7211.19.19 |
7208.27.19 |
7208.52.00 |
7211.90.12 |
7208.27.99 |
7208.53.00 |
7211.90.19 |
7208.36.00 |
7208.54.90 |
7225.30.90 |
7208.37.00 |
7208.90.90 |
7225.40.90 |
7208.38.00 |
7211.14.15 |
7225.99.90 |
7208.39.20 |
7211.14.16 |
7226.91.10 |
7208.39.40 |
7211.14.19 |
7226.91.90 |
>> Xem thêm tiện ích tra cứu mã HS TẠI ĐÂY.
Quý khách hàng xem chi tiết tại đây:
![]() |
Tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu thép Trung Quốc bị áp mức mức thuế chống bán phá giá |
Căn cứ Mục 3 Thông báo ban hành kèm theo Quyết định 460/QĐ-BCT, hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc tạm thời cụ thể như sau:
(i) Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép Trung Quốc áp dụng từ ngày 08/3/2025.
(ii) Thuế chống bán phá giá tạm thời có thời hạn áp dụng là 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực (trừ trường hợp được gia hạn, thay đổi, hủy bỏ theo quy định pháp luật).
Tóm lại, từ ngày 08/3/2025, Việt Nam sẽ áp thuế chống bán phá giá 19,38 - 27,83% đối với thép cán nóng Trung Quốc trong thời hạn 120 ngày.
![]() |
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép Trung Quốc 27.83% từ ngày 08/3/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Theo đó, sau khi Quyết định 460/QĐ-BCT được ban hành, thị trường chứng khoán của nhóm cổ phiếu thép trong nước như Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), VNSteel (TVN), Tôn Đông Á (GDA)… đều đồng loạt tăng mạnh.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, quy định về điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá như sau:
1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.