PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC qua bài viết sau đây:
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 10)
>> Hướng dẫn tài khoản 211 (tài sản cố định hữu hình) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 9)
Tại phần 10 của bài viết đã trình bày phương pháp kế toán xử lý tài sản cố định hữu hình đối với 04 giao dịch kinh tế chủ yếu theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC, sau đây là các giao dịch kinh tế chủ yếu còn lại:
Kế toán chuyển giao tài sản là các công trình phúc lợi như sau:
- Trường hợp chuyển giao nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lý, kế toán, ghi:
Nợ Tài khoản 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định (giá trị còn lại).
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (giá trị còn lại).
Có Tài khoản 211 - tài sản cố định hữu hình (nguyên giá).
- Đối với tài sản là công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, nếu doanh nghiệp cổ phần hóa sử dụng cho mục đích kinh doanh thì kế toán ghi như sau:
Nợ Tài khoản 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
Có Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Hướng dẫn tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Phần 11)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Kế toán giá trị tài sản cố định hữu hình được đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp.
Căn cứ vào hồ sơ xác định lại giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp điều chỉnh lại giá trị tài sản cố định hữu hình theo nguyên tắc sau: Chênh lệch tăng giá trị còn lại của tài sản cố định được ghi nhận vào bên Có Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Chênh lệch giảm giá trị còn lại của tài sản cố định được ghi nhận vào bên Nợ của Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản và phải chi tiết khoản chênh lệch này theo từng tài sản cố định. Cụ thể cho từng trường hợp ghi sổ như sau:
- Trường hợp tài sản cố định đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên giá tài sản cố định, hao mòn luỹ kế đánh giá lại tăng so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 211 - Nguyên giá tài sản cố định (phần đánh giá tăng).
Có Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (phần đánh giá tăng).
Có Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá trị tài sản cố định tăng thêm).
- Trường hợp tài sản cố định đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán và nguyên giá tài sản cố định, hao mòn luỹ kế đánh giá lại giảm so với giá trị ghi sổ, kế toán ghi:
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (phần đánh giá giảm).
Nợ Tài khoản 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản (phần giá trị tài sản cố định giảm đi).
Có Tài khoản 211 - Nguyên giá tài sản cố định (phần đánh giá giảm).
Doanh nghiệp trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên giá mới sau khi đã điều chỉnh giá trị do đánh giá lại.
- Trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp độc lập.
Trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp độc lập, kế toán thực hiện các thủ tục bàn giao theo đúng qui định hiện hành về bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn cho công ty cổ phần. Toàn bộ chứng từ kế toán, sổ kế toán và Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc diện phải lưu trữ được chuyển giao cho công ty cổ phần để lưu trữ tiếp tục.
- Trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc của Công ty Nhà nước độc lập, Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ, Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty.
Khi bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn cho công ty cổ phần, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản, các phụ lục chi tiết về tài sản bàn giao cho công ty cổ phần và các chứng từ, sổ kế toán có liên quan, kế toán phản ánh giá trị tài sản cố định hữu hình bàn giao cho công ty cổ phần, ghi:
Nợ Tài khoản 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Nợ Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định (phần đã hao mòn).
Có Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu