Hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP được quy định thế nào? – Quý Lâm (Quảng Trị).
>> Bổ nhiệm, thay đổi Giám đốc công ty môi giới bảo hiểm
>> Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Căn cứ Điều 45 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, hồ sơ và thủ tục đăng ký trích lập dự phòng nghiệp vụ với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký hoặc đề nghị thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
(1) Văn bản đăng ký hoặc thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
(2) Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán.
Trường hợp thay đổi phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp, cơ sở trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn so với phương pháp, cơ sở trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký trích lập dự phòng nghiệp vụ với doanh nghiệp bảo hiểm
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Itnternet)
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đăng ký trích lập dự phòng nghiệp vụ nộp cho Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ (nêu tại mục 1).
Bước 2: Tiếp nhận và chấp thuận hồ sơ
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đề nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm không phù hợp với quy định của Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì thực hiện đăng ký lại với Bộ Tài chính trong vòng 06 tháng kể từ ngày 01/7/2023, áp dụng cho năm tài chính từ ngày 01/01/2023. Quy định này không áp dụng đối với dự phòng đối với phần liên kết chung.
- Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện rà soát và đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung đảm bảo giá trị dự phòng theo quy định tại Nghị định này.
- Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm đã phát sinh trước ngày 01/7/2023, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được tiếp tục trích lập dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo hiểm thuần đã được Bộ Tài chính chấp thuận.
Điều 97. Dự phòng nghiệp vụ - Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết. 2. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm; b) Tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; c) Tách biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Luôn có tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ đã trích lập, đồng thời tách biệt tài sản tương ứng với dự phòng quy định tại điểm c khoản này; đ) Sử dụng Chuyên gia tính toán để tính toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ; e) Thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam. 3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ. 4. Chính phủ quy định chi tiết về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ và hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ. |