Tổ chức tín dụng phải ban hành quy định nội bộ về việc trích lập và sử dụng trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
>> 03 nguyên tắc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên từ 01/9/2024
>> Tỷ lệ ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử trong dịch vụ bù trừ điện tử từ 15/8/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính theo công thức sau:
Trong đó:
R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng.
: Là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: Là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Đối với khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ, Ai là số tiền bán nợ chưa thu được đầy đủ.
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
(Xem quy định tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (Ri) tại Mục 2)
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
>>Xem chi tiết về tỷ lệ mức trích lập dự phòng cụ thể tại:
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (Cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 |
Công thức xác định mức trích lập dự phòng rủi ro từ ngày 11/7/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (Ri) quy định tại Mục 1 phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Tài sản bảo đảm (trừ tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ) phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và pháp luật khác có liên quan; tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
(Khoản 4 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP)
Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị tài sản bảo đảm quy định tại Điều 5 Nghị định 86/2024/NĐ-CP với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại Điều 6 Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
>>Xem chi tiết tại bài viết:
Cách xác định tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm từ ngày 11/7/2024
Lưu ý: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp sau:
(i) Tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục 2.
(ii) Quá thời gian 01 năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và quá thời gian 02 năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
(Khoản 5 và khoản 6 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP