Cách xác định tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm từ ngày 11/7/2024 được quy định chi tiết tại Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
>> Điều kiện, tiêu chuẩn của trưởng Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân
>> Quy định về đầu tư trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe từ ngày 01/01/2025
căn cứ Điều 6 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó; tài sản bảo đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm theo quy định như sau:
Xác định tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm:
(i) Số dư tiền gửi (bao gồm cả tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện đối với tổ chức tài chính vi mô), chứng chỉ tiền gửi bằng Đồng Việt Nam tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 100%.
(ii) Trái phiếu Chính phủ, vàng miếng theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 95%.
(iii) Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; công cụ chuyển nhượng, trái phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%.
Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%.
Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.
(iv) Chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành: 70%.
(v) Chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán do doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) phát hành: 65%.
(vi) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng khác có niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%.
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại khoản (iii) nêu trên, do tổ chức tín dụng khác chưa niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%.
(vii) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%.
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp chưa niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%.
(viii) Bất động sản: 50%.
(ix) Các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.
Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Cách xác định tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm từ ngày 11/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 13 Nghị định 86/2024/NĐ-CP, việc xử lý đối với số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được quy định như sau:
(i) Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, được coi là thu nhập khác trong kỳ kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ quy định tại khoản (ii) dưới đây.
(ii) Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số dư nợ ngoại bảng đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ phí tổ chức tín dụng cổ phần hóa được hưởng khi thu hồi khoản nợ ngoại bảng được giữ lại và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]