PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 5)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 4)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 810 - Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 810) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 810. Cụ thể như sau:
Khi báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (đầy đủ) bị hạn chế trong việc cung cấp, sử dụng, hoặc báo cáo kiểm toán đó có cảnh báo người đọc rằng báo cáo tài chính (đầy đủ) đã được kiểm toán được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt thì trong báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính tóm tắt, kiểm toán viên phải nêu rõ hạn chế hoặc cảnh báo tương tự.
Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt |
Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 7)
(Ảnh minh họa – Hình từ Internet)
- Nếu báo cáo tài chính (đầy đủ) đã được kiểm toán có thông tin so sánh nhưng báo cáo tài chính tóm tắt lại không có thông tin so sánh thì kiểm toán viên phải xác định xem việc thiếu thông tin so sánh có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ hay không. Trong báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính tóm tắt, kiểm toán viên phải xác định ảnh hưởng của việc không trình bày thông tin so sánh nếu thấy bất hợp lý (xem hướng dẫn tại đoạn A16 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Nếu báo cáo tài chính tóm tắt có thông tin so sánh mà thông tin so sánh đó do kiểm toán viên khác kiểm toán thì báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính tóm tắt cũng phải trình bày các nội dung theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 710 (xem hướng dẫn tại đoạn A17 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Kiểm toán viên phải đánh giá xem các thông tin bổ sung chưa được kiểm toán được trình bày cùng với báo cáo tài chính tóm tắt có được tách biệt rõ ràng với báo cáo tài chính tóm tắt hay không.
Nếu kiểm toán viên kết luận rằng việc trình bày các thông tin bổ sung chưa được kiểm toán không được tách biệt rõ ràng với báo cáo tài chính tóm tắt thì kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán thay đổi cách trình bày cho rõ ràng các thông tin này.
Nếu Ban Giám đốc không đồng ý thay đổi, kiểm toán viên phải trình bày trong báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính tóm tắt là các thông tin bổ sung này chưa được kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A18 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Kiểm toán viên phải xem xét các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính tóm tắt và báo cáo của kiểm toán viên để phát hiện những điểm không nhất quán trọng yếu so với báo cáo tài chính tóm tắt (nếu có).
Khi xem xét các thông tin khác, nếu phát hiện có điểm không nhất quán trọng yếu thì kiểm toán viên phải xác định xem cần sửa đổi báo cáo tài chính tóm tắt hay cần sửa đổi các thông tin khác; nếu nhận thấy có thông tin sai lệch trọng yếu thì kiểm toán viên phải thảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A19 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 7).