PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 4)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 3)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 810 - Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 810) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 810. Cụ thể như sau:
…
(ii) Nếu người nhận báo cáo tài chính tóm tắt khác với người nhận báo cáo kiểm toán về bộ báo cáo tài chính (đầy đủ), kiểm toán viên phải đánh giá tính phù hợp của các đối tượng nhận báo cáo (xem hướng dẫn tại đoạn A12 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
(iii) Ngày lập báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính tóm tắt không được trước:
- Ngày mà kiểm toán viên thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính tóm tắt, kể cả bằng chứng về việc báo cáo tài chính tóm tắt đã được lập và các cấp có thẩm quyền đã xác nhận rằng họ chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính tóm tắt (xem hướng dẫn tại đoạn A14 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Ngày lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (đầy đủ).
Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt |
Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 5)
(Ảnh minh họa – Hình từ Internet)
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (đầy đủ) có ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến dạng chấp nhận toàn phần; có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc có đoạn “Vấn đề khác” (hướng dẫn tại đoạn A15 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Khi báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (đầy đủ) có ý kiến kiểm toán ngoại trừ; có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc có đoạn “Vấn đề khác” nhưng kiểm toán viên xác định rằng báo cáo tài chính tóm tắt là nhất quán, trên các khía cạnh trọng yếu, hoặc được trích hợp lý từ báo cáo tài chính (đầy đủ) đã được kiểm toán, phù hợp với các tiêu thức áp dụng, thì ngoài các yếu tố quy định tại đoạn 14 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính tóm tắt phải:
+ Chỉ ra rằng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (đầy đủ) có ý kiến kiểm toán ngoại trừ; có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc có đoạn “Vấn đề khác”.
+ Mô tả:
++ Cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính (đầy đủ) và ý kiến ngoại trừ đó; hoặc đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (đầy đủ).
++ Ảnh hưởng của vấn đề trên đến báo cáo tài chính tóm tắt, nếu có.
- Khi báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (đầy đủ) có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến, thì ngoài các yếu tố quy định tại đoạn 14 của Chuẩn mực kiểm toán số 810, báo cáo của kiểm toán viên về báo cáo tài chính tóm tắt phải:
+ Chỉ ra rằng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (đầy đủ) có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến.
+ Mô tả cơ sở cho ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến.
+ Chỉ ra rằng do ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến, kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến (từ chối đưa ra ý kiến) về báo cáo tài chính tóm tắt.
Nếu báo cáo tài chính tóm tắt không nhất quán, trên các khía cạnh trọng yếu, và không được trích phù hợp từ báo cáo tài chính (đầy đủ) đã được kiểm toán, theo các tiêu thức áp dụng và Ban Giám đốc đơn vị không đồng ý thực hiện các điều chỉnh cần thiết thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến trái ngược về báo cáo tài chính tóm tắt (xem hướng dẫn tại đoạn A15 của Chuẩn mực kiểm toán số 810 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng tiếp tục xem >> Chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt (Phần 6).