Trong tháng 02/2023, có những vấn đề pháp lý nổi bật nào mà người lao động và doanh nghiệp cần quan tâm? – Cẩm Thạch (Bình Dương).
>> Quy định bãi bỏ công thức thanh toán toàn bộ lượng điện năng mua bán trong tháng
Từ tháng 02/2023, có những vấn đề pháp lý nổi bật sau đây mà người lao động và doanh nghiệp cần biết để bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình:
Quý khách xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Toàn bộ chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 02/2023 |
Các vấn đề pháp lý nổi bật tháng 02/2023 mà người lao động và doanh nghiệp cần biết (Ảnh minh họa)
Từ ngày 20/02/2023, Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt đầu có hiệu lực thi hành (các quy định tại Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng kể từ ngày 01/01/2023).
Theo đó, đối tượng áp dụng của Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH này bao gồm:
(i) Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023.
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023.
(ii) Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023.
Quý khách xem chi tiết mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 TẠI ĐÂY.
Từ ngày 15/02/2023, Thông tư 18/2022/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm Covid-19 điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
(i) Đối tượng cấp: Người nhiễm Covid-19 điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009.
- Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được thành lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ, như sau:
+ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19.
+ Bệnh viện điều trị Covid-19.
+ Bệnh viện hồi sức cấp cứu Covid-19.
+ Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19.
(ii) Thẩm quyền cấp: Người đứng đầu các cơ sở quy định tại khoản (i) nêu trên hoặc người được người đứng đầu ủy quyền theo quy định của pháp luật.
(iii) Quy định về cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội:
- Người bệnh sau khi kết thúc điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BYT. Trường hợp giấy đã cấp trước ngày 15/02/2023 không đúng mẫu theo quy định Thông tư 56/2017/TT-BYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại theo quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BYT. Đối với giấy ra viện ghi ngày vào viện, ngày ra viện theo hồ sơ bệnh án điều trị nội trú; ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề theo ngày cấp.
- Trường hợp người lao động đã điều trị Covid-19 nhưng chưa được cấp giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người lao động đã điều trị Covid-19 căn cứ đề nghị của người đó và hồ sơ bệnh án để cấp giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Đối với giấy ra viện ghi ngày vào viện và ngày ra viện ghi theo hồ sơ bệnh án điều trị nội trú: ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề theo ngày cấp.
- Trường hợp người bệnh sau khi ra viện và trong giấy ra viện có ghi thông tin về thời gian tiếp tục điều trị ngoại trú hoặc thời gian cách ly thì thời gian nghỉ việc được xác định theo thời gian ghi trong giấy ra viện.
- Trường hợp người bệnh sau khi ra viện và trong giấy ra viện không ghi thông tin về thời gian tiếp tục điều trị ngoại trú nhưng người bệnh phải cách ly theo quy định thì thời gian nghỉ việc được xác định theo thời gian cách ly quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
- Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 đã giải thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao phụ trách quản lý, điều hành cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo quy định tại khoản c mục V Quyết định 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 theo mô hình tháp 3 tầng chịu trách nhiệm cấp hoặc cấp lại hoặc cấp mới giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người bệnh.
- Việc cấp, sử dụng mẫu giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.