Văn khấn Lễ Tất Niên trước năm mới chuẩn nhất dịp Tết Nguyên đán 2025. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam hiện nay.
>> Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của ngân hàng VIB
>> Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên mới nhất
Lễ Tất niên là một trong những nghi thức truyền thống quan trọng của người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Đây là thời điểm để các gia đình quây quần bên nhau, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, đồng thời cảm tạ những gì đã qua và đón chào năm mới với nhiều ước vọng tốt đẹp.
Lễ Tất niên là nghi thức kết thúc năm cũ, chào đón năm mới, thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm âm lịch (30 tháng Chạp hoặc 29 tháng Chạp đối với năm thiếu).
Dịp Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần cũng là lúc mọi người đang tất bật chuẩn bị chu toàn mọi công việc và dành thời gian chu toàn cho các mâm cúng Tết Nguyên đán 2025 với mong cầu cho một năm mới an lành và thuận lợi.
Dưới đây là gợi ý văn khấn Lễ Tất Niên trước năm mới Tết Nguyên đán 2025
- Văn khấn Lễ Tất Niên trước năm mới Tết Nguyên đán 2025 – Mâm cúng ngoài trời
- Văn khấn Lễ Tất Niên trước năm mới Tết Nguyên đán 2025 – Mâm cúng trong nhà
|
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Văn khấn Lễ Tất Niên trước năm mới chuẩn nhất dịp Tết Nguyên đán 2025 (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cụ thể như sau:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.