Từ ngày 01/7/2024, các loại tài sản vô hình được quy định chi tiết tại Thông tư 37/2024/TT-BTC.
>> Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp từ 01/07/2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 20/06/2024
Ngày 16/05/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 37/2024/TT-BTC về chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình và có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt (khoản 1 Điều 3 Thông tư 37/2024/TT-BTC).
Căn cứ Điều 4 Thông tư 37/2024/TT-BTC, tài sản vô hình bao gồm các loại sau:
- Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản.
- Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu.
- Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện quy định như sau:
+ Có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình.
+ Có khả năng tạo thu nhập từ tài sản vô hình.
+ Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được bằng tiền.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Các loại tài sản vô hình theo Thông tư 37/2024/TT-BTC
(có hiệu lực từ 01/7/2024) (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Thông tư 37/2024/TT-BTC, tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình được ước tính như sau:
- Tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ, chức năng, kinh tế như: quy mô và triển vọng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, mức độ độc đáo, khác biệt của tài sản vô hình, sự cạnh tranh của các tài sản vô hình tương tự. Tuổi đời kinh tế có thể là một khoảng thời gian hữu hạn hoặc vô hạn.
- Khi ước tính tuổi đời kinh tế cần xem xét các yếu tố sau:
+ Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ.
+ Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với tài sản vô hình cần thẩm định giá.
+ Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá.
+ Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với tài sản vô hình cần thẩm định giá.
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của các tài sản vô hình tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác.
+ Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) liên quan đến tài sản vô hình cần thẩm định giá.
+ Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần thẩm định giá.
Điều 17. Ước tính giá trị hao mòn của tài sản vô hình - Thông tư 37/2024/TT-BTC Khi ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình, cần xem xét một số yếu tố sau: 1. Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai (chủ yếu liên quan tới phương pháp chi phí tái tạo): được xác định qua chênh lệch giữa chi phí để nghiên cứu và triển khai xây dựng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với tại thời điểm tạo ra tài sản vô hình cần thẩm định giá. 2. Chênh lệch chi phí vận hành: được xác định qua chênh lệch giữa chi phí duy trì và sử dụng tài sản vô hình vào thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. Chi phí này cần được tính cho suốt tuổi đời kinh tế còn lại kể từ thời điểm thẩm định giá của tài sản vô hình. 3. Lỗi thời về mặt kinh tế của tài sản vô hình: được xác định qua mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế (thu nhập) từ việc sử dụng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. 4. Tuổi đời kinh tế và tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình. |