Từ ngày 01/07/2024, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp được thực hiện theo Thông tư 36/2024/TT-BTC.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 20/06/2024
>> Hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVSFTA từ 17/6/2024
Ngày 16/05/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 36/2024/TT-BTC quy định về chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp. Theo đó, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp từ ngày 01/07/2024 được quy định cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 18 Thông tư 36/2024/TT-BTC, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp từ ngày 01/07/2024 được quy định như sau:
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp xác định giá trị doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá với giá trị hiện tại của các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá.
Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá.
Việc thực hiện phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp bao gồm:
- Dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá (FCFF).
- Ước tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp cần thẩm định giá (WACC).
- Ước tính giá trị cuối kỳ dự báo (Vn).
- Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá (V0).
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp từ 01/07/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 19 Thông tư 36/2024/TT-BTC, việc dự báo dòng tiền tự do của doanh nghiệp cần thẩm định giá được quy định như sau:
(i) Việc ước tính giai đoạn dự báo dòng tiền được thực hiện căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp, của lĩnh vực kinh doanh và bối cảnh kinh tế để lựa chọn các mô hình tăng trưởng phù hợp. Giai đoạn dự báo dòng tiền tối thiểu là 03 năm. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang tăng trưởng nhanh thì giai đoạn dự báo dòng tiền có thể kéo dài đến khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng đều. Đối với doanh nghiệp hoạt động có thời hạn thì việc xác định giai đoạn dự báo dòng tiền cần đánh giá, xem xét đến tuổi đời của doanh nghiệp.
(ii) Công thức tính dòng tiền tự do hàng năm của doanh nghiệp là công thức sau đây và các công thức khác biến đổi tương đương từ công thức này:
FCFF = Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) + Khấu hao - Chi đầu tư vốn - Thay đổi vốn luân chuyển thuần ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn (chênh lệch vốn hoạt động thuần).
- Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) là lợi nhuận trước lãi vay sau thuế đã loại trừ các khoản lợi nhuận từ tài sản phi hoạt động.
Công thức tính lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (EBIAT) từ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) như sau:
EBIAT = EBIT x (1 – t)
Trong đó:
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong giai đoạn đã có báo cáo tài chính, sử dụng mức thuế suất hiệu dụng để tính EBIAT;
thiệu dụng = (Lợi nhuận trước thuế - Lợi nhuận sau thuế) ÷ Lợi nhuận trước thuế.
Trong giai đoạn dự báo dòng tiền, sử dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành để tính EBIAT.
- Chi đầu tư vốn bao gồm: chi đầu tư tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; chi đầu tư tài sản hoạt động nằm trong nhóm chi mua công cụ nợ của đơn vị khác và chi đầu tư tài sản hoạt động góp vốn vào đơn vị khác (nếu có).
- Công thức tính vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn:
Vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn = (Các khoản phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác) - Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn.