Điều kiện, thời điểm và nguyên tắc trích lập dự phòng hợp đồng có rủi ro lớn của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau:
>> Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
>> Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Hợp đồng có rủi ro lớn của doanh nghiệp là hợp đồng trong đó có những chi phí không thể tránh được buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó. Các chi phí bắt buộc phải trả theo điều khoản của hợp đồng phản ánh chi phí thấp nhất nếu từ bỏ hợp đồng. Mức chi phí đó sẽ thấp hơn mức chi phí để thực hiện hợp đồng, kể cả các khoản bồi thường hoặc đền bù phát sinh do việc không thực hiện được hợp đồng.
(Căn cứ Mục 64 của Chuẩn mực số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC)
Như vậy, nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn, thì giá trị của nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được xác định và ghi nhận như một khoản dự phòng. Trong trường hợp này phải lập dự phòng riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
Lưu ý:
Nhiều hợp đồng (Ví dụ: Đơn mua hàng thường xuyên) có thể bị hủy bỏ mà không phải thanh toán bồi thường, tức là không phát sinh nghĩa vụ nợ. Các hợp đồng có quy định rõ quyền và nghĩa vụ đối với từng bên tham gia ký kết hợp đồng thì khi phát sinh sự kiện rủi ro, hợp đồng đó sẽ thuộc phạm vi chi phối của Chuẩn mực kế toán số 18 (được ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC) và khoản nợ phải trả phát sinh được ghi nhận. Những hợp đồng thông thường mà không có rủi ro lớn thì không thuộc phạm vi áp dụng của Chuẩn mực kế toán số 18 (được ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC).
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Căn cứ Mục 11 của Chuẩn mực số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC, một khoản dự phòng phải trả (là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian) chỉ được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn ba điều kiện sau:
(i) Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.
(ii) Có thể xảy ra sự giảm sút về những lợi ích kinh tế dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
(iii) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó được một ước tính đáng tin cậy.
Trong đó:
(Căn cứ từ Mục 12 đến Mục 22 của Chuẩn mực số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC)
- Nghĩa vụ nợ (mục i) được xác định như sau:
Rất ít trường hợp không thể chắc chắn được rằng liệu doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hay không. Trong trường hợp này một sự kiện đã xảy ra được xem là phát sinh ra nghĩa vụ nợ khi xem xét tất cả các chứng cứ đã có chắc chắn xác định được nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Một số ít trường hợp không chắc chắn được rằng một số sự kiện xảy ra có dẫn đến một nghĩa vụ nợ hay không (Ví dụ: Trong một vụ xét xử, có thể gây ra tranh luận để xác định rằng những sự kiện cụ thể đã xảy ra hay chưa và có dẫn đến một nghĩa vụ nợ hay không). Trường hợp này, doanh nghiệp phải xác định xem liệu có tồn tại nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hay không thông qua việc xem xét tất cả các chứng cứ đã có, bao gồm cả ý kiến của các chuyên gia. Chứng cứ đưa ra xem xét phải tính đến bất cứ một dấu hiệu bổ sung nào của các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Dựa trên cơ sở của các dấu hiệu đó:
+ Khi chắc chắn xác định được nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản dự phòng (nếu thoả mãn các điều kiện ghi nhận); và
+ Khi chắc chắn không có một nghĩa vụ nợ nào tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính một khoản nợ tiềm tàng, trừ khi khả năng giảm sút các lợi ích kinh tế rất khó có thể xảy ra.
- Sự kiện đã xảy ra (mục i) được xác định như sau:
Một sự kiện đã xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ nợ hiện tại được gọi là một sự kiện ràng buộc. Một sự kiện trở thành sự kiện ràng buộc, nếu doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thanh toán nghĩa vụ nợ gây ra bởi sự kiện đó. Điều này chỉ xảy ra:
+ Khi việc thanh toán nghĩa vụ nợ này do pháp luật bắt buộc; hoặc
+ Khi có nghĩa vụ nợ liên đới, khi sự kiện này (có thể là một hoạt động của doanh nghiệp) dẫn đến có ước tính đáng tin cậy để bên thứ ba chắc chắn là doanh nghiệp sẽ thanh toán khoản nợ phải trả đó.
- Sự giảm sút lợi ích kinh tế có thể xảy ra (mục ii) được xác định như sau:
+ Điều kiện ghi nhận một khoản nợ là khoản nợ đó phải là khoản nợ hiện tại và có khả năng làm giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán khoản nợ đó. Một khoản nợ phải kèm theo sự giảm sút lợi ích kinh tế có khả năng xảy ra hơn là không xảy ra. Khi không thể xác định được một nghĩa vụ nợ hiện tại, thì doanh nghiệp phải thuyết minh một khoản nợ tiềm tàng, trừ khi khả năng giảm sút về lợi ích kinh tế là khó có thể xảy ra theo quy định tại đoạn 81 của Chuẩn mực kế toán số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC.
+ Khi có nhiều nghĩa vụ nợ tương tự nhau (Ví dụ các giấy bảo hành sản phẩm hoặc các hợp đồng giống nhau) thì khả năng giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán nghĩa vụ nợ được xác định thông qua việc xem xét toàn bộ nhóm nghĩa vụ nói chung. Mặc dù việc giảm sút lợi kinh tế do việc thanh toán từng nghĩa vụ nợ là rất nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể làm giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán toàn bộ nhóm nghĩa vụ đó. Trường hợp này, cần ghi nhận một khoản dự phòng nếu thoả mãn các điều kiện ghi nhận khác.
- Ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ nợ phải trả (mục iii)
+ Việc sử dụng các ước tính là một phần quan trọng của việc lập báo cáo tài chính và không làm mất đi độ tin cậy của báo cáo tài chính. Điều này đặc biệt đúng với các khoản mục dự phòng mặc dù xét về tính chất các khoản mục dự phòng không chắc chắn bằng các khoản mục khác trong Bảng cân đối kế toán. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải xác định đầy đủ các điều kiện để có thể ước tính nghĩa vụ nợ để ghi nhận một khoản dự phòng.
+ Trong các trường hợp không thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách đáng tin cậy, thì khoản nợ hiện tại không được ghi nhận, mà phải được trình bày như một khoản nợ tiềm tàng theo quy định tại đoạn 81 của Chuẩn mực kế toán số 18 ban hành kèm theo Quyết định 100/2005/QĐ-BTC.
Căn cứ khoản 1 Mục B Phần II của Thông tư 21/2006/TT-BTC, việc lập dự phòng hợp đồng có rủi ro lớn của doanh nghiệp được thực hiện như sau:
Khoản dự phòng phải trả được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kế toán. Trường hợp đơn vị phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (Đặc biệt là các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán) thì được điều chỉnh dự phòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ nếu có sự biến động lớn.
Trước khi lập một khoản dự phòng riêng biệt cho một hợp đồng có rủi ro lớn, doanh nghiệp phải ghi nhận bất kỳ sự giảm sút giá trị nào của tài sản có liên quan đến hợp đồng đó.
Nếu số dự phòng phải trả phải lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòng phải trả cần lập thêm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ kế toán đó.
Nếu số dự phòng phải trả phải lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó.
>> Quý khách hàng xem thêm mẫu:
- Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp - Phụ lục 1ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục - MS B01-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục - MS B01-DNKLT Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm - MSB02-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm theo phương pháp trực tiếp - MSB03-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm theo phương pháp gián tiếp - MSB03-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục - MSB09-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục - MSB09-CDHĐ – DNKLT Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) - MSB01a-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) - MSB02a-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) theo phương pháp trực tiếp - MSB03a-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) theo phương pháp gián tiếp - MSB03a-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc - MSB09A-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) - MSB01b-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược) - MSB02b-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) - MSB03b-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Danh mục và mẫu sổ kế toán Phụ lục 4ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.