Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một phần quan trọng của quản lý hàng hóa đối với doanh nghiệp. Việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho được quy định như sau:
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường.
- Nguyên liệu, vật liệu (trừ vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường); Công cụ, dụng cụ.
- Sản phẩm dở dang (trừ sản phẩm có thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ kinh doanh thông thường).
- Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán.
- Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Để có thể bù đắp tổn thất khi doanh nghiệp có hàng tồn kho giảm giá, doanh nghiệp thường lập ra một khoản dự phòng hàng tồn kho mang tính chất bù đắp tổn thất. Cụ thể, dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
(Căn cứ khoản 2 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC, doanh nghiệp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho các đối tượng nêu tại mục 1 khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp hoặc có bằng chứng hợp lý khác chứng minh được giá vốn của hàng tồn kho.
- Hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho |
= |
Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm |
x |
Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán (i) |
- |
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (ii) |
Trong đó:
(i) Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Cụ thể:
- Chi phí mua gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại (như thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
- Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm.
- Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
- Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.
+ Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản.
+ Chi phí bán hàng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung có liên quan (chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ).
(ii) Giá trị thuần có thể thực hiện được
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
(Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC và Quyết định 149/2001/QĐ-BTC)
Tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm, trên cơ sở tài liệu do doanh nghiệp thu thập chứng minh giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì doanh nghiệp thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
- Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng mặt hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
(Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC)
- Hàng tồn kho do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, hư hỏng, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng phải được xử lý hủy bỏ, thanh lý.
- Thẩm quyền xử lý:
Doanh nghiệp thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ, thanh lý. Biên bản kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho xử lý do doanh nghiệp lập xác định rõ giá trị hàng tồn kho bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng, chủng loại, số lượng, giá trị hàng tồn kho có thể thu hồi được (nếu có)
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý hoặc đề xuất của tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá, các bằng chứng liên quan đến hàng tồn kho để quyết định xử lý hủy bỏ, thanh lý; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến hàng tồn kho đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
- Khoản tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn kho không thu hồi được là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi từ người gây ra thiệt hại đền bù, từ cơ quan bảo hiểm bồi thường và từ bán thanh lý hàng tồn kho.
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn kho không thu hồi được đã có quyết định xử lý, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
(Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC)
>> Quý khách hàng xem thêm mẫu:
- Danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp - Phụ lục 1ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bảng cân đối kế toán năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục - MS B01-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục - MS B01-DNKLT Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm - MSB02-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm theo phương pháp trực tiếp - MSB03-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm theo phương pháp gián tiếp - MSB03-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục - MSB09-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục - MSB09-CDHĐ – DNKLT Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ) - MSB01a-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ) - MSB02a-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) theo phương pháp trực tiếp - MSB03a-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ) theo phương pháp gián tiếp - MSB03a-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc - MSB09A-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) - MSB01b-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh giữa niên độ (dạng tóm lược) - MSB02b-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược) - MSB03b-DN Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Danh mục và mẫu sổ kế toán Phụ lục 4ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.