Có tăng lương tối thiểu vùng 2024 hay không? Những tiêu chí nào làm căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 2024? – Hồng Gấm (TP. Hồ Chí Minh).
>> 10 quy định mà người lao động cần biết trước khi thử việc
>> Những điều luật mà người lao động cần nắm rõ trước khi nghỉ việc (Phần 2)
Hiện tại, chưa có quy định chính thức về việc có tăng lương tối thiểu vùng 2024 hay không. Tuy nhiên, sắp tới các bên liên quan sẽ thảo luận về vấn đề này và trình Chính phủ xem xét phương án có tăng lương tối thiểu vùng 2024 hay không (các bên liên quan sẽ đưa ra đề xuất cụ thể, nếu tăng thì mức tăng là bao nhiêu, thời điểm tăng lương tối thiểu vùng là khi nào…).
Căn cứ khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, mức lương tối thiểu vùng 2024 được điều chỉnh dựa trên 07 tiêu chí sau đây:
(i) Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
(ii) Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường.
(iii) Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
(iv) Quan hệ cung, cầu lao động.
(v) Việc làm và thất nghiệp.
(vi) Năng suất lao động.
(vii) Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ ngày 20/6/2023) |
07 tiêu chí làm căn cứ để điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 2024
Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng; 22.500 đồng/giờ.
Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng; 20.000 đồng/giờ.
Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng; 17.500 đồng/giờ.
Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng; 15.600 đồng/giờ.
Điều 3. Mức lương tối thiểu - Nghị định 38/2022/NĐ-CP … 3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau: a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất. d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới. đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất. e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu - Nghị định 38/2022/NĐ-CP 1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng. 2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. 3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau: a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng. b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán. |