Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng giải pháp sử dụng lao động làm thêm giờ (hay còn gọi là tăng ca). Khi sử dụng người lao động trong trường hợp này, doanh nghiệp phải lưu ý những vấn đề dưới đây.
>> Sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép bị phạt thế nào?
>> DN dễ mắc các sai phạm sau đây trong lĩnh vực lao động (Phần 1)
Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, số giờ làm việc tăng ca của NLĐ được xác định như sau:
- Nếu NLĐ tăng ca và tính giờ làm việc theo ngày: số giờ mà NLĐ tăng ca không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong ngày.
- Nếu NLĐ tăng ca và tính giờ làm việc theo tuần: tổng số giờ mà NLĐ làm việc cả bình thường và tăng ca không được quá 12 giờ trong 01 ngày.
- Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Lưu ý:
- Tổng thời gian tăng ca làm việc trung bình của một NLĐ KHÔNG được vượt quá 40 giờ trên 01 tháng và 200 giờ trong 01 năm.
- Đối với trường hợp mà NLĐ làm việc ở các lĩnh vực sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn thì tổng thời gian tăng ca làm việc trung bình của một NLĐ KHÔNG được quá 300 giờ trong 01 năm.
- Khi tổ chức làm thêm giờ, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, doanh nghiệp phải bố trí để NLĐ nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2019.
Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định những nguyên tắc về việc sử dụng lao động chưa thành niên. Theo đó:
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được làm việc vào ban đêm và tăng ca trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể các ngành, nghề mà NLĐ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được tăng ca mà chỉ có danh mục công việc và nợi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên được ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH. Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ theo danh mục này để rà soát và bố trí NLĐ làm việc phù hợp với độ tuổi.
- Người dưới 15 tuổi không được tăng ca và làm việc vào ban đêm.
Đối tượng phụ nữ mang thai khi làm việc, đặc biệt là khi tăng ca cần phải cân nhắc hơn cả. Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ tăng ca trong các trường hợp sau đây:
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người lao động đồng ý.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, NLĐ phải tuân thủ theo sự quản lý, sắp xếp của doanh nghiệp về công việc, thời gian làm việc. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào, NLĐ cũng phải tuân thủ theo sự sắp xếp này, đặc biệt là khi làm thêm giờ, tăng ca với những công việc nguy hiểm và gây độc hại đến sức khỏe.
Vậy nên, pháp luật quy định rằng doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng lao động làm việc thêm giờ, tăng ca khi đã nhận được sự đồng ý của NLĐ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
Quý thành viên xem chi tiết tại công việc: Trả lương cho NLĐ làm thêm giờ vào ban ngày và Trả lương cho NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm.
Quý thành viên xem chi tiết tại bài viết: Tiền lương làm thêm giờ có tính đóng BHXH và tính thuế TNCN không?
Ngoài ra, quý thành viên có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- 06 lỗi thường gặp khi doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ;
- Doanh nghiệp trả lương cho NLĐ làm việc, trực ngày Tết cần lưu ý.
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: