Hiện nay, không phải lao động nước ngoài nào cũng có giấy phép lao động. Vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng NLĐNN không có giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
>> DN dễ mắc các sai phạm sau đây trong lĩnh vực lao động (Phần 1)
>> Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng người lao động chưa thành niên
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 151 của Bộ luật Lao động 2019 thì:
Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam 1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này. |
Như vậy, việc tuyển dụng NLĐNN đòi hỏi doanh nghiệp và NLĐNN cần đáp ứng nhiều điều kiện và chịu sự hạn chế; chứ không phải bất kỳ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu hay tùy ý là có thể tuyển dụng được.
Một trong những điều kiện quan trọng đó NLĐNN vào làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động; trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động (như NLĐNN là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn, là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,…).
Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày NLĐNN dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam thì doanh nghiệp phải nộp Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi NLĐNN dự kiến làm việc.
Khi không tuân thủ theo quy định về xin giấy phép lao động nêu trên, NLĐNN và doanh nghiệp sử dụng NLĐNN sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
+ Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
+ Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Đồng thời, bị trục xuất khỏi Việt Nam khi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng NLĐNN mà không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt như sau:
STT |
Trường hợp |
Mức phạt |
1 |
Vi phạm từ 01 người đến 10 người |
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng |
2 |
Vi phạm từ 11 người đến 20 người |
Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng |
3 |
Vi phạm từ 21 người trở lên |
Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng |
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức:
Hải Hà