Hiện nay, trên thẻ BHYT không còn ghi ngày hết hạn. Vì vậy, người lao động muốn biết ngày hết hạn của thẻ BHYT năm 2024 có thể tra cứu theo 02 cách nhanh nhất dưới đây
>> Hướng dẫn cài đặt VssID và cách lấy lại mật khẩu nhanh nhất 2024
>> Quy định về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng 2024
Theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 thì từ ngày 08/08/2017 trên thẻ BHYT chỉ in thời hạn sử dụng là “Giá trị sử dụng: từ ngày.../.../....”, không còn ngày BHYT hết hạn. Để biết ngày BHYT hết hạn nhanh nhất năm 2024 người lao động có thể tra cứu theo 02 cách sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID
Bước 2: Chọn Thẻ BHYT như Ảnh 01
Tổng hợp biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Ảnh 01
Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị thời hạn sử dụng như Ảnh 02 (gồm ngày bắt đầu và ngày hết hạn sử dụng của thẻ BHYT)
Ảnh 02
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNEID như Ảnh 03
Ảnh 03
Bước 2: Chọn Thẻ BHYT như Ảnh 04
Ảnh 04
Bước 3: Nhập passcode như Ảnh 05
Ảnh 05
Bước 4: Màn hình sẽ hiển thị ngày hết hiệu lực như Ảnh 06
Ảnh 06
Căn cứ Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2006 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13) gồm những nội dung sau đây:
- Thẻ BHYT được cấp cho người tham gia BHYT và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2006.
- Mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT.
- Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được quy định như sau:
+ Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế 2006 tham gia BHYT lần đầu, thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT.
+ Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.
+ Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế 2006 tham gia BHYT từ ngày Luật Bảo hiểm y tế 2006 có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.
+ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/09 của năm đó.
- Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Thẻ đã hết thời hạn sử dụng.
+ Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá.
+ Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT.
- Tổ chức BHYT ban hành mẫu thẻ BHYT sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
Điều 19. Đổi thẻ BHYT - Luật Bảo hiểm y tế 2006 1. Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp sau đây: a) Rách, nát hoặc hỏng; b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng. 2. Hồ sơ đổi thẻ BHYT bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT; b) Thẻ BHYT. 3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức BHYT phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT. 4. Người được đổi thẻ BHYT do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ BHYT. Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế - Luật Bảo hiểm y tế 2006 1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. 3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế. |