Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành có chữ Nam trong tên gọi? Mức lương tối thiểu hiện nay của những vùng đó là bao nhiêu?
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành có chữ Nam trong tên gọi?
Hiện nay Việt Nam có 3 tỉnh, thành có chữ "Nam" trong tên gọi cụ thể là Quảng Nam, Nam Định và Hà Nam.
Căn cứ theo Quyết định 72/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ:
Quảng Nam là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Quảng Nam có diện tích khoảng 10.574 km2 và dân số khoảng hơn 1,8 triệu người (2023). Về vị trí địa lý, Quảng Nam tiếp giáp với Đà Nẵng và Huế ở phía bắc, phía nam giáp với Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp với nước bạn Lào và tiếp giáp với biển Đông ở phía đông
Căn cứ theo Quyết định 1729/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ có quy định: Nam Định có diện tích tự nhiên 1.668,8 km2 và dân số gần 1,9 triệu người (2023) Về vị trí địa lý, Nam Định tiếp giáp với Thái Bình ở phía bắc, Ninh Bình ở phía nam, phía tây bắc giáp với Hà Nam và phía đông giáp vịnh Bắc Bộ
Căn cứ theo Quyết định 1686/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Hà Nam có diện tích khoảng 861,93 km2 và dân số gần 900.000 người (2023). Về vị trí địa lý, do là là cửa ngõ phía nam của thủ đô nên chắc chắn là Hà Nam phải tiếp giáp với Hà Nội ở phía bắc, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định, phía tây nam giáp với Ninh Bình và phía tây giáp với Hòa Bình.
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh, thành có chữ Nam trong tên gọi? Mức lương tối thiểu hiện nay của những vùng đó là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu hiện nay của những vùng đó là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng, như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
Căn cứ theo Phụ lục danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ 1/7/2024 ban hành kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP có quy định:
Đối với Quảng Nam áp dụng mức lương tối thiểu vùng trên từng địa bàn vùng 2, vùng 3 và vùng 4 như sau:
-Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam; 4.410.000 đồng/tháng hoặc 21.200đồng/giờ
- Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam: 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ.
- Huyện Tây Giang, Huyện Đông Giang, Huyện Nam Giang, Huyện Phước Sơn, Huyện Bắc Trà My, Huyện Nam Trà My, Huyện Hiệp Đức, Huyện Tiên Phước, Huyện Nông Sơn: 3.450.000 đồng/tháng hoặc 16.600 đồng/giờ.
Đối với Nam Định áp dụng mức lương tối thiểu vùng trên từng địa bàn vùng 2, vùng 3 như sau:
- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định: 4.410.000 đồng/tháng hoặc 21.200 đồng/giờ
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định bao gồm Giao Thủy, Hải Hậu, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên: 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ.
Đối với Hà Nam áp dụng mức lương tối thiểu vùng trên từng địa bàn vùng 3, vùng 4 như sau:
- Thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam: 3.860.000 đồng/tháng hoặc 18.600 đồng/giờ.
- Các thị xã Duy Tiên, huyện Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm: 3.450.000 đồng/tháng hoặc 16.600 đồng/giờ.
Áp dụng mức lương tối thiểu theo Nghị định 74 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về áp dụng mức lương tối thiểu như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?