Tư vấn pháp luật là gì? Hoạt động tư vấn pháp luật nói chung và của luật sư nói riêng bao gồm những hoạt động nào?
Tư vấn pháp luật là gì? Hoạt động tư vấn pháp luật nói chung và của luật sư nói riêng bao gồm những hoạt động nào?
Tư vấn pháp luật là dịch vụ cung cấp sự hỗ trợ pháp lý bằng cách giải đáp các câu hỏi về pháp luật, hướng dẫn người sử dụng làm thế nào để tuân thủ luật, và cung cấp các dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Hoạt động tư vấn pháp luật thường bao gồm:
+ Hướng dẫn và đưa ra ý kiến pháp lý: Luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý sẽ giải thích các quy định pháp luật và hướng dẫn khách hàng cách thực hiện đúng pháp luật.
+ Soạn thảo giấy tờ pháp lý: Giúp khách hàng soạn thảo các văn bản, hợp đồng, và các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.
+ Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Hỗ trợ khách hàng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước các cơ quan pháp luật hoặc trong các tranh chấp pháp lý.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
- Theo Điều 28 Luật Luật sư 2006 quy định thì hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư gồm:
+ Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
+ Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
+ Ngoài ra khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Tư vấn pháp luật là gì? Hoạt động tư vấn pháp luật nói chung và của luật sư nói riêng bao gồm những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Các phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật?
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định:
Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Theo đó thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật được tính theo các phương thức sau:
- Giờ làm việc của luật sư
- Vụ, việc với mức thù lao trọn gói. Trong đó, mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
+ Nội dung, tính chất của công việc
+ Thời gian và công sức của luật sư thực hiện công việc
+ Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư của Trung tâm.
- Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Sứ mệnh của luật sư là gì?
Theo Quy tắc 1 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 về Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành, có quy định về sứ mệnh của một luật sư như sau:
Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, trong lời nói đầu của Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 cũng đã nêu về nghề luật sư như sau:
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?