Cơ quan công đoàn thực hiện chi cho công tác tư vấn pháp luật cho đoàn viên như thế nào?
- Đối tượng nào được cơ quan công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn?
- Cơ quan công đoàn thực hiện chi cho công tác tư vấn pháp luật cho đoàn viên như thế nào?
- Tài chính công đoàn bao gồm nguồn thu nào?
- Tài sản của cơ quan công đoàn được hình thành từ đâu?
Đối tượng nào được cơ quan công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn?
Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:
Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Theo đó khi trở thành đoàn viên công đoàn sẽ được cơ quan công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
Cơ quan công đoàn thực hiện chi cho công tác tư vấn pháp luật cho đoàn viên như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan công đoàn thực hiện chi cho công tác tư vấn pháp luật cho đoàn viên như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 thì cơ quan công đoàn thực hiện chi cho công tác tư vấn pháp luật cho đoàn viên như sau:
- Chi cho công tác tư vấn pháp luật về lao động, công đoàn lưu động:
+ Chi thuê hội trường;
+ Chi hỗ trợ tiền nước uống và suất ăn cho người lao động: mức chi tối đa 40.000 đồng/người/cuộc;
+ Chi phần thưởng cho người lao động tham gia trả lời các câu hỏi: mức chi 30.000 đồng đến 50.000 đồng/người/phần thưởng;
+ Chi thù lao báo cáo viên, cộng tác viên được mời tư vấn lưu động; viết nội dung hỏi đáp, tình huống... với mức thù lao cho báo cáo viên, cộng tác viên theo quy định tại điểm 2.4 Khoản 2, điểm 7.4 khoản 7 Điều 4 Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022;
+ Chi in ấn tài liệu phát cho người lao động;
+ Chi làm ngoài giờ cho các cán bộ công đoàn tham gia thực hiện các cuộc tư vấn lưu động, tiền hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại công cộng...
- Chi cho công tác tư vấn pháp luật trực tiếp và các hình thức tư vấn pháp luật khác:
+ Chi các cuộc họp, hội thảo thảo luận về vụ việc tư vấn pháp luật;
+ Chi tiền đi lại, hỗ trợ xăng xe, phương tiện đi lại công cộng cho các cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật;
+ Chi thù lao viết báo cáo, phân tích về vụ việc tư vấn pháp luật: mức chi tối đa 500.000 đồng/người/vụ;
+ Chi phụ cấp điện thoại cho cán bộ tư vấn pháp luật: mức chi 200.000 đồng/người/tháng;
+ Một số khoản chi khác phù hợp với thực tế và quy định của Tổng Liên đoàn;
+ Nội dung chi bồi dưỡng, thù lao cho báo cáo viên, cộng tác viên trên cho đối tượng không phải là cán bộ công đoàn. Trường hợp là cán bộ công đoàn do Thủ trưởng cơ quan căn cứ tình hình nguồn tài chính quyết định.
Tài chính công đoàn bao gồm nguồn thu nào?
Căn cứ Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
- Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Tài sản của cơ quan công đoàn được hình thành từ đâu?
Căn cứ Điều 28 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:
Tài sản công đoàn
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật.
Theo đó tài sản của cơ quan công đoàn được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của Công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho Công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?