Tiết Lập xuân 2025 kéo dài trong bao lâu? Người lao động có ngày nghỉ lễ tết nào trong khoảng thời gian này?
Tiết Lập xuân 2025 kéo dài trong bao lâu?
Lập Xuân là tiết khí đầu tiên trong 24 tiết khí của lịch Âm - Dương, đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân. Đây là thời điểm mặt trời đạt kinh độ 315° trên quỹ đạo chuyển động, thường rơi vào ngày 3/2 hoặc 4/2 dương lịch hàng năm.
Tiết Lập Xuân 2025 bắt đầu vào 21 giờ 09 phút ngày 3/2/2025 và kết thúc vào 20 giờ 59 phút ngày 18/2/2025 (theo giờ Việt Nam).
Tiết Lập Xuân là thời điểm thời tiết chuyển giao giữa mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ dần ấm lên, cây cối đâm chồi nảy lộc, báo hiệu sự hồi sinh của vạn vật. Tiết Lập Xuân đánh dấu một năm mới trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường chuẩn bị gieo trồng vụ mùa mới. Đồng thời nhiều người tin rằng Lập Xuân là thời điểm thích hợp để xuất hành, mở hàng, khai trương, cầu may mắn, hanh thông.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tiết Lập xuân 2025 kéo dài trong bao lâu? Người lao động có ngày nghỉ lễ tết nào trong khoảng thời gian này?
Người lao động có ngày nghỉ lễ tết nào trong khoảng thời gian này?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động không có ngày nghỉ lễ tết nào trong khoảng thời gian Tiết Lập Xuân 2025.
Người lao động tham gia lễ hội có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Theo đó, người lao động tham gia lễ hội có trách nhiệm sau đây:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
Ngoài việc chấm hành tốt những quy định trên, người lao động không đi lễ hội trong giờ hành chính. Đối với đối tượng cán bộ công chức viên chức thì không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).






- Mức lương cơ sở 2.34 bị bãi bỏ, chốt mức tham chiếu áp dụng cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang không thấp hơn bao nhiêu?
- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Chốt không giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với đối tượng nào?
- Lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 dành cho thầy cô giáo dạy ngành y sâu sắc? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với người bệnh?
- Nghị định mới nhất về mức lương cơ sở năm 2025 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là gì?