Những nguyên nhân dẫn đến đình công và mục đích của người lao động khi đình công là gì?
Những nguyên nhân dẫn đến đình công và mục đích của người lao động khi đình công là gì?
Theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Theo Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
- Từ đó có thể thấy một số nguyên nhân dẫn đến đình công của người lao động gồm:
+ Mâu thuẫn về tiền lương: Người lao động không hài lòng với mức lương hiện tại hoặc yêu cầu tăng lương mà không được đáp ứng.
+ Điều kiện làm việc kém: Môi trường làm việc không an toàn, thiếu vệ sinh hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn lao động.
+ Quyền lợi và phúc lợi không được đảm bảo: Người lao động không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hoặc các quyền lợi khác như nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định.
+ Chấm dứt hợp đồng lao động không công bằng: Người lao động bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà không có lý do chính đáng hoặc không tuân thủ quy định pháp luật.
+ Thiếu sự tôn trọng và đối xử công bằng: Người lao động cảm thấy bị đối xử bất công, thiếu tôn trọng hoặc bị phân biệt đối xử trong công việc.
+ Mâu thuẫn với quản lý: Sự mâu thuẫn giữa người lao động và quản lý về cách thức làm việc, phong cách quản lý hoặc các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
+ Không thực hiện các cam kết trong hợp đồng: Người sử dụng lao động không tuân thủ hoặc thực hiện các cam kết trong hợp đồng lao động, dẫn đến sự bất mãn của người lao động.
+ Thay đổi điều kiện làm việc một cách đột ngột:
Người lao động phải đối mặt với các thay đổi về điều kiện làm việc mà không được thông báo trước hoặc không có sự đồng thuận từ họ.
- Mục đích của người lao động khi đình công
+ Đòi hỏi quyền lợi: Đình công là biện pháp mạnh mẽ để người lao động yêu cầu quyền lợi chính đáng từ người sử dụng lao động.
+ Thể hiện sự phản đối: Đình công thể hiện sự bất mãn và phản đối của người lao động đối với các chính sách hoặc quyết định của người sử dụng lao động.
+ Tạo áp lực: Đình công tạo áp lực lên người sử dụng lao động để họ phải lắng nghe và giải quyết các yêu cầu của người lao động.
Những nguyên nhân dẫn đến đình công và mục đích của người lao động khi đình công là gì? (Hình từ Internet)
Khi nào phải ngừng đình công?
Theo khoản 4 Điều 109 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Các trường hợp hoãn, ngừng đình công
...
4. Các trường hợp ngừng đình công:
a) Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
c) Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Theo đó, ngừng đình công khi thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:
- Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
- Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc do đình công thì có được trả lương không?
Theo Điều 207 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
1. Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó những người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì vẫn được trả lương trong thời gian ngừng việc. Mức lương này sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Chốt tăng lương, nâng bậc lương cho 09 đối tượng trong bảng lương mới theo nguyên tắc nào?
- Chốt 02 bảng lương mới công chức viên chức, 03 bảng lương lực lượng vũ trang được xác định mức tiền lương cụ thể căn cứ trên việc mở rộng quan hệ tiền lương ra sao?
- Chính thức tăng lương cơ sở cao hơn mức 2,34 triệu đồng áp dụng trong những bảng lương nào nếu tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn?
- Lý do tăng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng lên mức mới đối với cán bộ công chức viên chức và LLVT không diễn khi áp dụng bảng lương mới sau năm 2026?
- Tại sao người lao động được hoàn thuế TNCN?