Không đạt yêu cầu thử việc, người lao động được ký hợp đồng thử việc lần 2 tại chính doanh nghiệp đó không?
Không đạt yêu cầu thử việc, người lao động được ký hợp đồng thử việc lần 2 tại chính doanh nghiệp đó không?
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Chiếu theo quy định trên, pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động và người lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc bằng cách ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là, người lao động được ký hợp đồng thử việc lần 2 tại chính doanh nghiệp đó với vị trí công việc khác nếu không đạt yêu cầu ở lần thử việc đầu tiên.
Do đó, nếu người lao động không đạt yêu cầu trong thời gian thử việc cho một vị trí, người sử dụng lao động vẫn có quyền đề nghị ký hợp đồng thử việc cho các công việc khác mà người lao động chưa từng thử sức.
>> Công ty có quyền không trả lương cho nhân viên thử việc dưới 10 ngày?
Không đạt yêu cầu thử việc, người lao động được ký hợp đồng thử việc lần 2 tại chính doanh nghiệp đó không?
Doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về thử việc
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Dựa vào quy định trên, người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu - 5 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với doanh nghiệp thuộc quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt sẽ gấp 02.
Thời gian thử việc tối đa là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng phải đảm bảo:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, thời gian thử việc tối đa đối với mỗi loại công việc là khác nhau, tương ứng với yêu cầu và tính chất của từng vị trí.
Việc quy định rõ ràng về thời gian thử việc không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn đảm bảo rằng người sử dụng lao động có thể đánh giá chính xác khả năng của người lao động trong thời gian thử việc, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong quá trình làm việc và hợp tác lâu dài.
Mức tiền lương nhận được khi thử việc là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Như vậy, trong thời gian thử việc, người lao động sẽ nhận được mức lương tối thiểu là 85% so với mức lương chính thức của vị trí đó.
Điều này đảm bảo rằng người lao động vẫn nhận được một khoản thu nhập hợp lý trong thời gian làm quen với công việc, đồng thời khuyến khích họ nỗ lực đạt yêu cầu thử việc để được nhận mức lương cao hơn.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?