Khi làm việc trong hầm lò thì người lao động có được nghỉ trong giờ làm việc không?

Cho tôi hỏi người lao động làm công việc trong hầm lò một ngày làm việc bao lâu? Có được nghỉ trong giờ làm việc đối với công việc này không? Câu hỏi của anh Toàn (Đồng Nai)

Ca làm việc của người lao động làm việc trong hầm lò kéo dài bao lâu?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ca làm việc của người lao động trong hầm lò là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tại nhà giao ca cho đến khi trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ sau khi kết thúc công việc, bao gồm: thời gian nhận nhiệm vụ, thời gian di chuyển từ nhà giao ca đến vị trí sản xuất và trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ (bao gồm cả khoảng thời gian người lao động di chuyển từ cửa lò đến vị trí sản xuất được giao nhiệm vụ trong hầm lò và ngược lại) và thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò.
2. Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò là khoảng thời gian người lao động trực tiếp làm nhiệm vụ được giao tại vị trí sản xuất trong hầm lò đến khi kết thúc công việc tại vị trí làm việc, bao gồm cả thời gian nghỉ trong giờ làm việc.
3. Công việc trong hầm lò là tất cả các công việc phục vụ cho việc khai thác mỏ hầm lò tính từ cửa lò đến vị trí sản xuất trong hầm lò và ngược lại.

Và theo Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định như sau:

Thời giờ làm việc
1. Ca làm việc của người lao động trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 01 ngày.
2. Thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 42 giờ trong 01 tuần.

Như vậy, ca làm việc của người lao động làm việc trong trong hầm lò là khoảng thời gian từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ tại nhà giao ca cho đến khi trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ sau khi kết thúc công việc, bao gồm:

- Thời gian nhận nhiệm vụ;

- Thời gian di chuyển từ nhà giao ca đến vị trí sản xuất và trở lại sân công nghiệp trên mặt bằng mỏ (bao gồm cả khoảng thời gian người lao động di chuyển từ cửa lò đến vị trí sản xuất được giao nhiệm vụ trong hầm lò và ngược lại) và thời giờ làm việc của người lao động tại vị trí sản xuất trong hầm lò.

Ca làm việc của người lao động làm việc trong trong hầm lò không quá 9,5 giờ trong 01 ngày.

Khi làm việc trong hầm lò thì người lao động có được nghỉ trong giờ làm việc không?

Khi làm việc trong hầm lò thì người lao động có được nghỉ trong giờ làm việc không? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc trong hầm lò có được phép làm thêm giờ không?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định như sau:

Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài ca làm việc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Bảo đảm tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.
3. Việc tổ chức làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tuân thủ quy định tại Điều 59 và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Việc tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt tuân thủ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động.

Theo đó, người lao động được phép làm thêm giờ. Tuy nhiên, tổng số giờ làm việc của ca làm việc và số giờ làm thêm của người lao động làm việc trong trong hầm lò là không quá 12 giờ trong 01 ngày; số giờ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.

Người lao động làm việc trong hầm lò được nghỉ trong giờ làm việc với khoảng thời gian bao lâu?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 04/2021/TT-BCT quy định như sau:

Nghỉ trong giờ làm việc
Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động.

Dẫn chiếu đến Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Như vậy, người lao động làm việc trong hầm lò từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Ngoài ra, trong trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ nêu trên thì người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Làm việc trong hầm lò
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khoảng thời gian nào được tính là ca làm việc của người lao động làm việc trong hầm lò?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong hầm lò được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ một năm?
Lao động tiền lương
Chế độ nghỉ của người lao động làm việc trong hầm lò được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Có được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc trong hầm lò?
Lao động tiền lương
Khi làm việc trong hầm lò thì người lao động có được nghỉ trong giờ làm việc không?
Lao động tiền lương
Có phải trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người làm việc trong hầm lò hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Làm việc trong hầm lò
330 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Làm việc trong hầm lò
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào