Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần nhưng hai bên không thể sửa thì phải làm sao?
Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần là gì?
Hợp đồng vô hiệu đã được Bộ luật Dân sự 2015 nhắc đến tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
Dẫn chiếu đến Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.
Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu hợp đồng vô hiệu từng phần là hợp đồng có một phần nội dung vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại
Còn dựa trên quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần được giải thích tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Theo đó, hợp đồng lao động vô hiệu từng phần là hợp đồng có một phần nội dung hợp đồng trái quy định của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần nhưng hai bên không thể sửa thì phải làm sao?
Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần nhưng hai bên không thể sửa thì phải làm sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần như sau:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
...
3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.”
Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì sẽ được xử lý theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu mới nhất được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 401 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
...
2. Đơn yêu cầu của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.
Đối chiếu với khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn.
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự.
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu.
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có).
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Hiện nay đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sử dụng theo Mẫu số 01-VDS được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP
Tải mẫu đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu: Tại đây.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?