Hợp đồng lao động vô hiệu do ký kết không đúng thẩm quyền, xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động? Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động có được ủy quyền lại cho người khác giao kết không? Câu hỏi của chị Hoàng Oanh đến từ Bình Dương.

Hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền là gì?

Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:

Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Như vậy hợp đồng lao động được ký bởi người không có thẩm quyền sẽ bị vô hiệu toàn bộ.

Hợp đồng lao động vô hiệu do ký kết không đúng thẩm quyền, xử lý như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019, được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương III Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
...
2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có nêu:

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
a) Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
b) Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
c) Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Như vậy, mặc dù vi phạm nguyên tắc giao kết, hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ nhưng các bên có thể ký lại theo đúng quy định của pháp luật

Trường hợp không ký kết lại thì hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động. Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Hợp đồng lao động vô hiệu do ký kết không đúng thẩm quyền, xử lý như thế nào?

Hợp đồng lao động vô hiệu do ký kết không đúng thẩm quyền, xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Ai là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động?

Căn cứ quy định tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:

Đối với bên phía người sử dụng lao động

Căn cứ khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Đối với bên phía người lao động

Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người này;

- Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người này;

- Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

- Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Giao kết hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động có phải cung cấp thông tin về trình độ học vấn không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có phải cung cấp thông tin về hình thức trả lương khi giao kết hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Có được giữ bản chính chứng chỉ của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
03 hình thức giao kết hợp đồng lao động hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Đang có án tích về hành vi xâm hại trẻ em được giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng hay không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng có được hay không?
Lao động tiền lương
Khi giao kết hợp đồng lao động, có được giữ giấy tờ tuỳ thân của người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Bắt nhân viên cam kết không kết hôn, không sinh con trong vài năm đầu làm việc có phải là thỏa thuận trái pháp luật?
Lao động tiền lương
Không được phép giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói với những ai?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giao kết hợp đồng lao động
3,750 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao kết hợp đồng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào