Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
Theo Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP thì từ 1/7/2024 thực hiện tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, cụ thể như sau:
- Đợt tăng lần 1: Tăng 15% cho đối tượng tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
- Đợt tăng lần 2: Tăng lương hưu lên 3.500.000 đồng/tháng hoặc tăng thêm 300.000 đồng chỉ áp dụng cho 07 đối tượng tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP đã được tăng lương hưu 15% nhưng vẫn có mức lương hưu dưới 3.500.000 đồng/tháng, cụ thể:
+ Tăng lên 3.500.000 đồng/tháng: đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng.
Đối với CBCCVC và LLVT đang làm việc tại các cơ quan đơn vị sự nghiệp công lập thì được tăng lương cơ sở 30% tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Theo tinh thần của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 thì một số người lao động sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu.
Căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Và căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về điều chỉnh lương hưu cho người tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
...
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
...
Theo đó, từ 1/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì sẽ thực hiện điều chỉnh tăng lương hưu cho CBCCVC và LLVT có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995. Việc điều chỉnh này nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Tuy nhiên, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu đảm bảo các yếu tố này thì CBCCVC và LLVT nghỉ hưu trước 1995 và có mức lương hưu thấp đươc Chính phủ quyết định mức tăng, thời điểm hưởng, đối tượng cụ thể.
Có nghĩa là, từ thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 chỉ có CBCCVC và LLVT đã nghỉ hưu trước năm 1995 mới có thể được hưởng đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 (tại Nghị định 75) nếu đảm bảo các yếu tố tại khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Chính vì vậy, đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 sẽ không áp dụng cho CBCCVC và LLVT được hưởng mức tăng lương cơ sở 30%.
>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: Tải về.
Xem thêm >> Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không? (Hình từ Internet)
Có tính thuế TNCN đối với tiền lương hưu của CBCCVC và LLVT không?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định về Thu nhập được miễn thuế TNCN như sau:
Thu nhập được miễn thuế
...
10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
...
Theo đó, tiền lương hưu của CBCCVC và LLVT là khoản được miễn thuế TNCN nên sẽ không tính thuế đối với khoản này.
Các hình thức chi trả lương hưu từ 1/7/2025 là hình thức nào?
(1) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:
Căn cứ theo Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chi trả lương hưu cho người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc qua các hình thức sau:
- Tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
- Thông qua người sử dụng lao động.
(2) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện:
Căn cứ theo Điều 114 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chi trả lương hưu cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các hình thức sau:
- Thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?